Các đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội, nhà ở xã hội năm 2022 (Phần 2).

Các khoản trợ cấp có thể được hiểu là một khoản tiền hỗ trợ những người ở thế yếu hơn, những người cần hỗ trợ tài chính để gặp khó khăn trong một số tình huống nhất định.

Có thể hiểu trợ cấp xã hội là khoản tiền hỗ trợ các đối tượng thuộc diện an sinh xã hội – những người có hoàn cảnh khó khăn, hiểm nghèo, nghèo đói… vì một số nguyên nhân dẫn đến việc này nên những người không thể cung cấp cho bản thân và gia đình của họ.

Trợ giúp xã hội được hiểu là sự trợ giúp của nhà nước và xã hội đối với những người gặp hoàn cảnh khó khăn không thể tự khác phục được. Chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng là một trong những hình thức trợ giúp xã hội.

Căn cứ vào quy định tại Điều 2, Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định cơ sở trợ giúp xã hội gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập (sau đây gọi tắt là cơ sở).

Các đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội, nhà ở xã hội

Trong đó, cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội.

Điều 24, Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về các đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà ở xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội) bao gồm 04 nhóm sau:

Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp 

Các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:

– Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; Trong đó,

+ Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2008).

+ Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ. (quy định tại Khoản 7, Điều 3, Bộ Luật lao động năm 2019)

+ Xâm hại tình dục là việc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục.

– Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;

– Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ví dụ: Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số 1487/QĐ-UBND quyết định đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Theo Quyết định, đối tượng là người khuyết tật đặc biệt nặng dạng thần kinh, tâm thần có hành vi nguy hiểm cho bản thân, gia đình và cộng đồng sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh.

Các đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội, nhà ở xã hội

Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động 

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1, Điều 21, Bộ luật Dân sự năm 2015, Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Căn cứ tại Khoản 6, Điều 90, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định những người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.Các đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:

– Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;

Theo quy định tại Điều 11, Luật người cao tuổi năm 2009 quy định về việc uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi như sau:

+ Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không có điều kiện trực tiếp chăm sóc người cao tuổi thì uỷ nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, nhưng phải được người cao tuổi đồng ý.

+ Việc uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi được thực hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ giữa người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ.

– Người không thuộc 03 nhóm trên, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.

Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội 

Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng.

Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Các đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội, nhà ở xã hội

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư