Xử phạt hành vi vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm năm 2022.

Xử phạt hành vi vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm

Cần kiểm soát chặt chẽ các hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng  để ổn định trật tự xã hội, không ảnh hưởng đến quyền lợi  chính đáng của bà con. Vậy  vi phạm bị xử lý như thế nào? Trong bài  này, hãy  tìm hiểu những việc cần làm khi vận chuyển, tàng trữ và giao hàng lậu.

xử phạt hành vi vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm

Mức xử phạt

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, được quy định tại Điều 8 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020.

Điều 8. Hành vi vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng dưới 5 kilôgam hoặc dưới 5 lít;

b) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao);

c) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận pháo nổ dưới 0,5 kilôgam;

d) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 1.500.000 đồng.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 5 kilôgam đến dưới 10 kilôgam hoặc từ 5 lít đến dưới 10 lít;

b) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao;

c) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận pháo nổ từ 0,5 kilôgam đến dưới 1 kilôgam;

d) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 1.500.000 đồng đến dưới 2.500.000 đồng.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 10 kilôgam đến dưới 15 kilôgam hoặc từ 10 lít đến dưới 15 lít;

b) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao;

c) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận pháo nổ từ 1 kilôgam đến dưới 2 kilôgam;

d) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 2.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 15 kilôgam đến dưới 20 kilôgam hoặc từ 15 lít đến dưới 20 lít;

b) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 500 bao;

c) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận pháo nổ từ 2 kilôgam đến dưới 3 kilôgam;

d) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 20 kilôgam đến dưới 30 kilôgam hoặc từ 20 lít đến dưới 30 lít;

b) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao;

c) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận pháo nổ từ 3 kilôgam đến dưới 4 kilôgam;

d) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 30 kilôgam đến dưới 40 kilôgam hoặc từ 30 lít đến dưới 40 lít;

b) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao;

c) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận pháo nổ từ 4 kilôgam đến dưới 5 kilôgam;

d) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 40 kilôgam đến dưới 50 kilôgam hoặc từ 40 lít đến dưới 50 lít;

b) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao;

c) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận pháo nổ từ 5 kilôgam đến dưới 6 kilôgam;

d) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

a) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 50 kilôgam trở lên hoặc từ 50 lít trở lên;

b) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên;

c) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận pháo nổ từ 6 kilôgam trở lên;

d) Vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên

Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng cấm tương ứng quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này.”

Diễn giải một số thuật ngữ

Hàng cấm

Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 định nghĩa hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam.

Vận chuyển hàng cấm

Vận chuyển hàng hóa được hiểu là việc giao nhận hàng hóa di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Thông thường vận chuyển hàng hóa gắn với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và có sự ký kết hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng và người nhận hàng.

Vận chuyển hàng hóa là một trong những hoạt động lưu thông hàng hóa vô cùng quan trọng để phân phối sản phẩm đến những nơi cần thiết.

Tàng trữ hàng cấm

Dựa vào Điều 191 Bộ Luật Hình sự năm 2015, tàng trữ hàng cấm là hành vi cất giữ hàng cấm ở bất kỳ nơi nào, với bất kỳ mục đích nào trừ mục đích để bán thì sẽ chuyển hóa thành buôn bán hàng cấm.

Cất giữ hàng hóa được hiểu là việc đảm bảo độ nguyên vẹn, tránh hư hỏng của hàng hóa tại một địa điểm trong một khoảng thời gian.

Vậy những hành vi cất giữ hàng hóa chưa đạt tới mức phạm tội thì bị xử phạt vi phạm hành chính.

Giao nhận hàng hóa

Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Hành vi vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại Khoản 12 Điều 8 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020.

+ Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm.

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

+ Đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thì áp dụng quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan để xử phạt vi phạm hành chính.

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ vào Điều 4,5 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020, áp dụng nguyên tắc sau đây khi xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ nhất, về hình thức xử phạt

Có 02 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Thứ hai, về mức phạt tiền

+ Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

+ Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.

Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Do mức phạt trên 500.000 đồng sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 57, 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020. Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự:

Bước 1:  Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.

Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

xử phạt hành vi vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả hàng cấm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Căn cứ vào Điều 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt 10.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 100.000.000 đồng.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường

– Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo;.

Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

– Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng.

– Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 100.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

-Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

– Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ công an nhân dân có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.

– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 5.000.000 đồng.

– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 20.000.000 đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.

– Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 100.000.000 đồng.

– Cục trưởng các cục có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Thẩm quyền xử phạt của Hải quan

– Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

– Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng.

– Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 100.000.000 đồng.

– Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng

– Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

– Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.

– Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.

– Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

xử phạt hành vi vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm

Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam

– Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.

– Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

– Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

– Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng.

– Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên

– Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.

– Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra

 Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 1.000.000 đồng.

– Chánh Thanh tra sở, Chi cục trưởng các cục, Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 100.000.000 đồng

– Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng và Cục trưởng các Cục và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định.

– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với cá nhân và 140.000.000 đồng đến 280.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn xử phạt hành vi vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *