01 số quy định về căn cước công dân gắn chíp
Căn cước công dân có phải là giấy tờ tùy thân? Pháp luật quy định như thế nào về trường hợp thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân? Bài viết sau đây Zluat xin được giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này.
Căn cước công dân có phải là giấy tờ tùy thân?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
– Thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
– Thẻ CCCD được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ CCCD để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ CCCD để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014.
– Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ CCCD theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân.
Trường hợp nào phải đổi căn cước công dân?
Thẻ CCCD được đổi trong các trường hợp sau đây:
Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
Xác định lại giới tính, quê quán;
Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
Khi công dân có yêu cầu.
(Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014)
Làm căn cước công dân bao lâu thì có?
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật Căn cước công dân 2014, cơ quan quản lý CCCD phải cấp thẻ CCCD cho công dân trong thời hạn sau đây:
Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
(Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014)
Quy định về trường hợp thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân
Thẻ CCCD bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Thẻ CCCD bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Trong thời gian bị tạm giữ thẻ CCCD, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ CCCD khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ CCCD:
a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ CCCD trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
(Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014)
Trên đây là những quy định của pháp luật về căn cước công dân gắn chíp Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình phân chia nợ chung nhanh chóng tại Thuận, Hướng Hóa, Quảng Trị
- Giấy đơn Ly hôn Đơn phương kèm hướng dẫn Ly hôn Đơn phương tại Cam Thủy, Cam Lộ, Quảng Trị. Giấy hiện nay, thanh toán Online, điều mẫu, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, giá chỉ khoảng 90,000 đồng.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) Không tranh chấp tài sản nhanh tại Cát Hiệp, Phù Cát, Bình Định
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Phường Đông Lĩnh, Thanh Hóa, Thanh Hóa, chỉ từ 60.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Zluat.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa. Chia sẻ giá rẻ, điền tay, viết vào, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá rẻ nhất 90,000 đồng.