Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác người cao tuổi năm 2022.

Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác người cao tuổi

Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác người cao tuổi

Người cao tuổi

Căn cứ vào Điều 2 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009:

“Điều 2. Người cao tuổi

Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.”

Theo đó, người cao tuổi theo pháp luật về người cao tuổi, được xác định là:

– Công dân Việt Nam: Người mang quốc tịch Việt Nam (dựa vào huyết thống và hoạt động nhập quốc tịch)

– Người từ đủ 60 tuổi trở lên: Người đã qua sinh nhật lần thứ 60.

Ví dụ: Một người sinh ngày 20/11/1961 thì ngày 20/11/2021 người này đủ 60 tuổi.

Quyền của người cao tuổi

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009, người cao tuổi có 09 quyền như sau:

– Được đảm bảo nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe: Con cháu người cao tuổi có trách nhiệm chăm sóc, đảm bảo các điều kiện về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Trong trường hợp người cao tuổi không có con cháu, không có thu nhập, không có khả năng lao động thì được Nhà nước hỗ trợ đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe.

– Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn: Người cao tuổi có quyền quyết định sống với ai hoặc không sống chung với ai theo ý muốn. Đây cũng là quyền tự do cư trú của mỗi công dân.

– Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật Người cao tuổi và quy định khác của pháp luật có liên quan: Được ưu tiên sử dụng các dịch vụ về y tế, dịch vụ cộng đồng và các dịch vụ khác mà pháp luật quy định. Ví dụ: Người cao tuổi không phải trả tiền vé xe buýt.

– Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi: Người cao tuổi được ưu tiên, khuyến khích tham gia các chương trình, hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, nghỉ ngơi để tạo điều kiện đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần.

– Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khỏe, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi: Người cao tuổi có thể tham gia lao động và trở thành người lao động cao tuổi, nhưng phải đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định. Khi giao kết hợp đồng lao động, người lao động cao tuổi được ưu tiên trong việc khám sức khỏe, chăm sóc, giám sát từ người sử dụng lao động.

– Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp: Người cao tuổi không phải tham gia đóng góp cho các hoạt động công ích xã hội, thay vào đó chỉ phải đóng góp nếu tham gia vào các tổ chức cần phí đóng góp hoặc tự nguyện đóng góp cho các hoạt động công ích xã hội (như từ thiện).

– Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác: Đối với hoạt động cứu trợ cho các vùng gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác, các đối tượng là người yếu thế như người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật,… được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ và nhận các hoạt động chăm sóc sức khỏe và chỗ ở do các chủ thể này có sức khỏe yếu, không có khả năng hoặc thiếu khả năng lao động.

– Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ: Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam và phục vụ lợi ích của nhóm chủ thể này.

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật

Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác người cao tuổi

Chính phủ

Chính phủ là cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất về công tác người cao tuổi, theo Khoản 1 Điều 28 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009. Theo đó, Chính phủ là cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm cao nhất đối với các công tác người cao tuổi.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là trực tiếp thực hiện, lên kế hoạch cho các công tác người cao tuổi, là một cơ quan chuyên môn của Chính phủ. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cũng là các cơ quan chuyên môn khác của Chính phủ, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các cấp, tức các cơ quan tổ chức thực hiện công tác người cao tuổi tại địa phương, cũng là các cơ quan thuộc Chính phủ.

Bộ lao động – thương binh và xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về người cao tuổi. Theo đó, các công tác về người cao tuổi do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý, chỉ đạo điều hành các công tác này, đồng thời có trách nhiệm thống kê, thu thập thông tin về các hoạt động, công tác về người cao tuổi và báo cáo lên Chính phủ hằng năm.

Bộ, cơ quan ngang bộ

Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.

Ví dụ: Bộ Y tế quản lý về bảo hiểm y tế, có trách nhiệm quản lý thông tin cung cấp bảo hiểm y tế cho người cao tuổi, nên phải phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người cao tuổi, và cung cấp các thông tin, thống kê về tình hình khám bệnh, chữa bệnh, sử dụng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của người cao tuổi trên các địa phương.

Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý các vấn đề về nghĩa vụ tài chính đối với các chủ thể thực hiện ủy quyền chăm sóc người cao tuổi như tổ chức, doanh nghiệp thành lập hợp pháp hay các cá nhân có thu nhập dựa vào các hoạt động chăm sóc người cao tuổi,…

Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác người cao tuổi

Ủy ban nhân dân các cấp

Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

– Ủy ban nhân dân cấp huyện

– Ủy ban nhân dân xã

Đây đều là các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm quản lý tại địa phương.

Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi; lồng ghép hoạt động về người cao tuổi vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác người cao tuổi

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư