Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được phân loại thành mấy cấp độ?.

Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được phân loại thành mấy cấp độ? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tài sản chìm đắm là gì? Tài sản chìm đắm được phân loại thành mấy cấp độ?

Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm là gì?

 Điều 3 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam có quy định về tài sản chìm đắm như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tài sản chìm đắm bao gồm: Tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào bờ biển Việt Nam.

2. Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm là tài sản chìm đắm làm cản trở hoặc gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, hoạt động giao thông đường thủy nội địa; đe dọa tính mạng và sức khỏe con người; ảnh hưởng đến tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

…”

Căn cứ theo quy định trên, tài sản chìm đắm bao gồm: Tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào bờ biển Việt Nam.

Như vậy, các tài sản chìm đắm này sẽ gây nguy hiểm khi làm cản trở hoặc gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, hoạt động giao thông đường thủy nội địa; đe dọa tính mạng và sức khỏe con người; ảnh hưởng đến tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được phân loại thành mấy cấp độ?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 05/2017/NĐ-CP phân loại tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được phân thành hai cấp độ như sau:

– Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 là những tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Gây mất an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, hoạt động đường thủy nội địa tại khu vực nhưng chưa gây ách tắc luồng và chưa phải áp dụng biện pháp cấm luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa;

+ Có nguy cơ gây bệnh dịch cho con người và môi trường sống hoặc đe dọa đến tính mạng con người;

+ Có chứa đựng đến 100 tấn dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ hoặc đến 50 tấn hóa chất nguy hiểm, độc hại.

– Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 2 là những tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Gây ách tắc luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa hoặc phải cấm luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa;

+ Xảy ra tràn dầu hoặc hóa chất nguy hiểm, độc hại;

+ Gây bệnh dịch cho con người và môi trường sống hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người;

+ Có chứa đựng trên 100 tấn dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ hoặc trên 50 tấn hóa chất nguy hiểm, độc hại.

Nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm thuộc về ai?

Điều 5 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm như sau:

– Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm.

Trường hợp tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác được chuyên chở trên tàu thuyền, chủ tàu thuyền có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu các chi phí liên quan; người quản lý, người khai thác tàu thuyền chịu trách nhiệm liên đới trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.

– Đối với tài sản chìm đắm là di sản văn hóa, tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh, quốc phòng hoặc tài sản chìm đắm nguy hiểm, chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ lập phương án trục vớt trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này phê duyệt.

Trường hợp chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện tổ chức trục vớt hoặc trục vớt tài sản chìm đắm không đúng thời hạn yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này quyết định việc trục vớt tài sản chìm đắm, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng. Cảng vụ chủ trì, tổ chức trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.

– Chủ sở hữu tài sản chìm đắm ngoài việc thực hiện các quy định trên còn phải thực hiện các quy định có liên quan của pháp luật về sử dụng biển và pháp luật về tài nguyên, môi trường biển, đảo; đồng thời áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu sự cố gây ô nhiễm môi trường. Trường hợp tài sản chìm đắm gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải áp dụng ngay mọi biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, xử lý ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được phân loại thành mấy cấp độ? Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *