(Zluat) – Giấy phép xây dựng là một trong những thành phần của hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho nhà ở. Vậy, không có giấy phép xây dựng có được cấp Sổ đỏ cho nhà ở hay không và nếu được thì sử dụng giấy tờ nào thay thế?
Ảnh minh họa.
Trả lời về vấn đề trên, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho hay, Điều 31, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp nhà ở sẽ được Nhà nước chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (cấp sổ cho nhà ở) nếu có một trong các loại giấy tờ sau:
(1) Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định.
Trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 hoặc giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05/7/1994.
(3) Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết.
(4) Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết 23/2003/QH11, Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11.
(5) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Nếu nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế kể từ ngày 01/7/2006 thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở (nghĩa là phải có hợp đồng được công chứng, chứng thực hoặc được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận về thời điểm mua, tặng cho, thừa kế).
Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết.
(6) Bản án hoặc quyết định của TAND hoặc giấy tờ của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật.
(7) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại mục (1), (2), (3), (4), (5) và (6) mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01/7/2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận;
Nếu nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01/7/2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó.
Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại mục (1), (2), (3), (4), (5) và (6) mà hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy tờ đó thì phần nhà ở không phù hợp với giấy tờ phải được UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà xác nhận.
(8) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại mục (1), (2), (3), (4), (5) và (6) thì phải có giấy tờ xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về nhà ở đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01/7/2006, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nhà ở hoàn thành xây dựng kể từ ngày 01/7/2006 trở về sau thì phải có giấy tờ xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01/7/2006;
Nếu nhà ở thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại nhà ở đó.
Từ quy định trên, có thể thấy không có giấy phép xây dựng vẫn được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho nhà ở nếu có một trong những loại giấy tờ trên. Nghĩa là vẫn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và được ghi bổ sung vào Sổ đỏ đối với trường hợp đã được cấp sổ cho đất.
Hồ sơ, thủ tục cấp Sổ đỏ cho nhà ở
Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu nhà ở
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
– Thành phần hồ sơ:
Căn cứ khoản 3, Điều 8, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1, Điều 7, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ như sau:
+ Đơn đăng ký theo Mẫu số 04a/ĐK.
+ Một trong các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở như trình bày tại mục trên.
+ Sơ đồ về nhà ở, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở đã có sơ đồ nhà ở phù hợp với hiện trạng.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp (áp dụng đối với trường hợp đất đã được cấp sổ trước đó).
+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Trình tự, thủ tục đăng ký nhà ở vào Sổ đỏ, Sổ hồng đã cấp
Bước 1. Nộp hồ sơ
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở nếu có nhu cầu
Cách 2: Không nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở thì:
– Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương).
– Địa phương chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa có Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Bước 4. Trả kết quả
Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày là việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ sở hữu nhà ở, thời gian nộp hồ sơ tại xã, phường, thị trấn.
TRẦN QUÝ
Pháp luật quy định thế nào về phá sản?
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Quý Hòa, Lạc Sơn, Hoà Bình. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 60,000 đồng.
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Vân Khánh Đông, An Minh, Kiên Giang, chỉ từ 50.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Long.
- Luật sư ly hôn có yếu tố nước ngoài nhanh tại Phường Điện An, Điện Bàn, Quảng Nam
- Thực hiện trọn gói ly hôn Thuận tình phân chia khoản nợ chung – tại Phường Tân Giang, Cao Bằng, Cao Bằng
- Luật sư ly hôn với người nước ngoài nhanh tại Văn Hán, Đồng Hỷ, Thái Nguyên