Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, 2, 3, 4, 9.

Hàng hóa nguy hiểm là loại hàng hóa rất độc hại, nếu bị rò rỉ có thể gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người. Chính vì vậy, pháp luật quy định rất chặt chẽ các điều kiện về phương tiện cũng như người vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Để được phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì tổ chức, cá nhân phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Bài viết này của Zluat sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc về thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, 2, 3, 4, 9.Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, 2, 3, 4, 9

Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, 2, 3, 4, 9

Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 42/2020/NĐ-CP hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 bao gồm:

+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;

+ Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô);

+ Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);

+ Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;

+ Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố cháy, nổ;

+ Bản sao hoặc bản chính hợp đồng mua bán, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản cho phép thử nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển đi thử nổ công nghiệp) hoặc quyết định hủy vật liệu nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển đi hủy) của cơ quan có thẩm quyền;

+ Bản sao hoặc bản chính biên bản kiểm tra của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền về điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của người áp tải, người điều khiển phương tiện và phương tiện vận chuyển (kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao hoặc bản chính giấy đăng ký khối lượng, chủng loại và thời gian tiếp nhận của cơ quan trực tiếp quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp được vận chuyển đến hoặc văn bản cho phép về địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Bản sao giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;

+ Bản sao hoặc bản chính văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu hoặc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ Việt Nam ra nước ngoài (trường hợp vận chuyển ra nước ngoài).

Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, 2, 3, 4, 9

Bộ Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, 2, 3, 4, 9 theo quy định tại Nghị định 42/2020/NĐ-CP (trừ hóa chất bảo vệ thực vật).

Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, 2, 3, 4, 9

– Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân vận tải hàng hoá nguy hiểm loại 1, 2, 3, 4, 9 nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 42/2020/NĐ-CP đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

– Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

– Bước 3: Trả kết quả

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, 2, 3, 4, 9  Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *