Cấp phép an toàn thực phẩm có gì khác trước.

Cấp phép an toàn thực phẩm có gì khác trước? Đây là câu hỏi của một khách hàng sống tại Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh có gửi đến Luatvn.vn.

Do đó, để giải đáp thắc mắc này những luật sư, chuyên viên pháp lý của chúng tôi sẽ phân tích vấn đề thông qua bài viết dưới đây. Mời Quý khách hàng cùng tham khảo.

Anh T, Quận 4, Tp.HCM có hỏi “Tôi là một nhà kinh doanh, tôi chuẩn bị có kế hoạch mở cửa hàng bán thực phẩm cung cấp đồ dùng thức ăn, nước uống cho khách, tuy nhiên tôi chưa hiểu rõ quy định pháp luật mới như thế nào so với trước kia. Nhờ Quý luật sư giúp đỡ. Tôi cảm ơn”.

Chúng tôi rất trân trọng câu hỏi của anh và sẽ giải đáp thắc mắc của anh thông qua bài viết này.

Luatvn.vn chúng tôi với đội ngũ chuyên viên và nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, năng lực và tận tình hỗ trợ Quý khách hàng trong quá trình xin Giấy phép, quý khách không phải mất quá nhiều thời gian và chi phí để có được Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy liên hệ ngay đường dây nóng hotline 0906.719.947 để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Cấp phép an toàn thực phẩm có gì khác trước
Cấp phép an toàn thực phẩm có gì khác trước

Cơ sở pháp lý áp dụng:

Quyết định 06/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 02 năm 2017

Cấp phép an toàn thực phẩm có gì khác trước?

So với quy định cũ thì cơ sở nào kinh doanh thực phẩm đều phải xem xét loại thực phẩm của mình thuộc quản lý của cơ quan Bộ ban ngành nào để xin giấy phép. Chẳng hạn:

– Đối với Bộ Y tế thì quản lý những thực phẩm và cấp phép cho những thực phẩm như: Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) (Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Thực phẩm chức năng; Các vi chất bổ sung vào thực phẩm; Phụ gia thực phẩm, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Các sản phẩm khác không thuộc của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kinh doanh dịch vụ ăn uống.

– Đối với Bộ Y tế thì quản lý những thực phẩm và cấp phép cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương bao gồm: cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo. Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm.

– Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì quản lý những thực phẩm và cấp phép cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ các cơ sở: Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, tàu cá có chiều dài dưới 15 mét; Sơ chế nhỏ lẻ; …. (những cơ sở không cần phải có giấy phép).

Cấp phép an toàn thực phẩm có gì khác trước
Cấp phép an toàn thực phẩm có gì khác trước

Theo đó, quy định ngày xưa là bắt buộc ở từng Bộ quản lý thì cơ quan được Bộ chuyển quyền cho cấp phép giấy VSATTP là những Sở ban ngành cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay, tại Thành Phố Hồ Chí Minh, 03 Bộ bao gồm Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã liên kết với nhau lập nên Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan này chịu trách nhiệm trong việc cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho toàn thành phố.

Căn cứ Điều 1 Quyết định 06/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 02 năm 2017 quy định vị trí, chức năng của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Điều 1. Vị trí, chức năng

  1. Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) là cơ quan thuộc Ủy bannhân dân thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng giúp Ủy bannhân dân thành phố tổ chức thực thi pháp luật về an toàn, vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố.

  2. Ban Quản lý có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng để hoạt động theo quy định; được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước.

  3. Tên giao dịch quốc tế của Ban Quản lý: Food Safety Management Authority of Ho Chi Minh City

Tên viết tắt: FSMA

Trụ sở chính của Ban Quản lý: Trước mắt đặt tại trụ sở Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố, địa chỉ số 18, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

  1. Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy bannhân dân thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.

Như vậy, từ ngày 02 tháng 02 năm 2017 đến nay thì tất cả các cơ sở có hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đều phải thực hiện xin cấp phép giấy VSATTP theo đúng quy định chỉ tại cơ quan duy nhất là Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi Cấp phép an toàn thực phẩm có gì khác trước; hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về vấn đề pháp lý an toàn thực phẩm như xin cấp Giấy phép VSATTP, vvv hay các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0906.719.947 hoặc Email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *