Quy định về trình tự̣, thủ tục cấp lại giấy khai sinh (mới nhất 2022)
Theo quy định trên, việc đăng ký khai sinh đều được thực hiện tại nơi cư trú của cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ. Trong một số trường hợp cần phải cấp lại giấy khai sinh. Bài viết dưới đây Luật Nam Sơn sẽ làm rõ vấn đề này.
Giấy khai sinh là gì?
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014:
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh
Điều kiện cấp lại giấy khai sinh
Căn cứ Điều 24 Luật Hộ tịch 2014 quy định về điều kiện đăng ký lại khai sinh như sau:
- Việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
- Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
- Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực
Thẩm quyền cấp lại giấy khai sinh
Tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 quy định về đăng ký lại khai sinh như sau: “Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh.”
Trình tự, thủ tục cấp lại giấy khai sinh
Hồ sơ cấp lại giấy khai sinh
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 quy định về hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:
(1) Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;
(2) Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;
(3) Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ (1), (2) phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm:
– Họ, chữ đệm, tên;
– Giới tính;
– Ngày, tháng, năm sinh;
– Dân tộc;
– Quốc tịch;
– Quê quán;
– Quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.
Thủ tục cấp lại giấy khai sinh
*Trường hợp đăng ký lại khai sinh tại UBND nơi đã đăng ký khai sinh trước đây
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký lại khai sinh
Người dân đủ điều kiện đăng ký lại khai sinh nộp hồ sơ quy định tại Mục 1.3 về cơ quan có thẩm quyền quy định tại Mục 1.2.
Bước 2: Tiếp nhận và trả kết quả
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014
*Trường hợp đăng ký lại khai sinh tại UBND không phải nơi đã đăng ký khai sinh trước đây
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký lại khai sinh
Người dân đủ điều kiện đăng ký lại khai sinh nộp hồ sơ quy định tại Mục 1.3 về cơ quan có thẩm quyền quy định tại Mục 1.2.
Bước 2: Đề nghị UBND nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh
Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Bước 3: UBND nơi đã đăng ký khai sinh trước đây trả lời việc lưu giữ sổ hộ tịch
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
Bước 4: UBND nơi đăng ký lại trả kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về trình tự thủ tục cấp lại giấy khai sinh . Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các luật sư chuyên môn khác.
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) thoả thuận quyền nuôi con – tại Phường Nam Cường, Yên Bái, Yên Bái
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Minh Hưng, Chơn Thành, Bình Phước. Chia sẻ đơn giản, tòa nhận đơn, viết vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, đơn giản 30,000 đồng.
- Thực hiện trọn gói ly hôn với người nước ngoài phân chia khoản nợ chung nhanh chóng tại Yên Hòa, Đà Bắc, Hoà Bình
- Dịch vụ ly hôn với người nước ngoài phân chia quyền nuôi con – tại Hành Tín Đông, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi
- Luật sư ly hôn có yếu tố nước ngoài thoả thuận quyền nuôi con nhanh tại Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội