Quy định cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia năm 2023.

Quy định cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia

Quy định cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia
Căn cứ pháp lý

– Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

– Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

– Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về Đại học quốc gia. Nghị định này áp dụng đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Đại học quốc gia), các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý và hoạt động của Đại học quốc gia.

– Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Quy định cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia

Vị trí và chức năng của Đại học quốc gia

Căn cứ vào Điều 8 của Luật Giáo dục đại học thì Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu, được Nhà nước ưu tiên phát triển. Cụ thể:

Điều 8. Đại học quốc gia

Đại học quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.”

– Theo đó, Đại học Quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập gồm tổ hợp các trường đại học thành viên và viện nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực năng lực khác nhau, được tổ chức theo hai cấp để đào tạo sinh viên. là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực có chất lượng, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.

– Đại học Quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có hình Quốc huy và tài khoản riêng; là đầu mối mà các mục tiêu của ngân sách và kế hoạch được giao.

– Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ về Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt Đại học quốc gia. lĩnh vực được phân công theo quy định của Chính phủ và theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia

Cơ cấu tổ chức của đại học quốc gia thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục đại học và được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quốc gia và các trường đại học thành viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Thủ tướng Chính phủ cũng là người có thẩm quyền quyết định thành lập các trường đại học thành viên, viện nghiên cứu khoa học của đại học quốc gia. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập phân hiệu đại học quốc gia (nếu có).

Quy định cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia

Hội đồng Đại học quốc gia

– Thành viên Hội đồng Đại học quốc gia gồm:

+ Giám đốc, các Phó Giám đốc; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của Đại học quốc gia; Hiệu trưởng các trường đại học thành viên; Viện trưởng các viện nghiên cứu khoa học thành viên. Giám đốc Đại học quốc gia là người đại diện cho Đại học quốc gia trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định của pháp luật và của Nghị định số 186/2013/NĐ-CP.

+ Đại diện cơ quan quản lý nhà nước; một số thành viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh.

– Hội đồng Đại học quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Đại học quốc gia;

+ Quyết nghị về cơ cấu tổ chức và phương hướng phát triển của Đại học quốc gia;

+ Quyết nghị về phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học của Đại học quốc gia;

+ Quyết nghị về việc thành lập, giải thể, sáp nhập, chia, tách các tổ chức và thông qua đề án thành lập, giải thể, sáp nhập, chia, tách các tổ chức của Đại học quốc gia theo quy định của Luật giáo dục đại học, Luật khoa học và công nghệ;

+ Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Đại học quốc gia, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của Đại học quốc gia.

– Nhiệm kỳ của Hội đồng Đại học quốc gia là 05 năm và theo nhiệm kỳ của Giám đốc Đại học quốc gia. Hội đồng Đại học quốc gia làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.

– Thủ tục thành lập, số lượng và cơ cấu thành viên; nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Đại học quốc gia; tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch, thư ký; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch và các thành viên Hội đồng Đại học quốc gia được quy định cụ thể trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Thủ tướng Chính phủ cũng là người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng Đại học quốc gia.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc, Phó Giám đốc Đại học quốc gia

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Đại học quốc gia.

– Giám đốc Đại học quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Ban hành các quy định nội bộ trong Đại học quốc gia theo thẩm quyền;

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng Đại học quốc gia;

+ Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện công tác phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của Đại học quốc gia;

+ Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của Đại học Quốc gia theo thẩm quyền được giao trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng Đại học quốc gia; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc Đại học quốc gia;

+ Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học của Đại học quốc gia;

+ Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong Đại học quốc gia;

+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra về các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định;

+ Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của Giám đốc Đại học quốc gia và Ban Giám đốc trước Hội đồng Đại học quốc gia;

+ Là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của Đại học quốc gia; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm công khai, minh bạch về tài chính theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về kế toán và kiểm toán;

+ Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

– Phó Giám đốc Đại học quốc gia giúp Giám đốc Đại học quốc gia quản lý và điều hành các hoạt động của Đại học quốc gia; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo phân công của Giám đốc Đại học quốc gia và giải quyết các công việc do Giám đốc Đại học quốc gia giao; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Giám đốc Đại học quốc gia và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; Đại học quốc gia có không quá 04 Phó Giám đốc.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Quy định cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư