Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa là gì? Hãy cùng Zluat tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa là gì?
Theo Điều 4 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa quy định như sau:
“Điều 4. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (bao gồm vùng đất, vùng nước gắn với tài sản) gồm:
a) Đường thủy nội địa: Luồng chạy tàu thuyền; âu tàu; các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá vụng, vịnh, ven bờ thủy nội địa, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy;
b) Hành lang bảo vệ luồng;
c) Cảng thủy nội địa;
d) Bến thủy nội địa;
đ) Khu neo đậu ngoài cảng;
e) Kè, đập giao thông;
g) Báo hiệu đường thủy nội địa;
h) Các công trình phụ trợ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.”
Căn cứ theo quy định trên, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (bao gồm vùng đất, vùng nước gắn với tài sản) bao gồm:
– Đường thủy nội địa: Luồng chạy tàu thuyền; âu tàu; các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá vụng, vịnh, ven bờ thủy nội địa, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy;
– Hành lang bảo vệ luồng;
– Cảng thủy nội địa;
– Bến thủy nội địa;
– Khu neo đậu ngoài cảng;
– Kè, đập giao thông;
– Báo hiệu đường thủy nội địa;
– Các công trình phụ trợ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa.
Lưu ý: Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
Nguyên tắc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
Theo Điều 3 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
– Mọi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
– Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả. Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
– Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
– Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải công khai, minh bạch; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được giao cho đối tượng quản lý như sau:
1. Toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do Nhà nước đầu tư, quản lý (không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp) được giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản.
Cơ quan được giao quản lý tài sản ở trung ương là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường thủy nội địa; cơ quan được giao quản lý tài sản ở địa phương là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường thủy nội địa
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đồng thuận – tại Hà Tiến, Hà Trung, Thanh Hóa
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) phân chia nợ chung nhanh chóng tại Tân Quới, Bình Tân, Vĩnh Long
- Tư vấn thuế bảo vệ môi trường tại Huyện Phú Lộc.
- Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài trọn gói tại Bàu Cạn, Chư Prông, Gia Lai
- Thực hiện trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài chia tài sản chung và nợ chung – tại Diễn Trường, Diễn Châu, Nghệ An