Xử phạt vi phạm quy định về Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính năm 2023.

Xử phạt vi phạm quy định về Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính

Giống cây trồng có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng nông sản, mở rộng diện tích đất canh tác và cơ giới hóa nông nghiệp. Để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả quản lý cây trồng, nhà nước ta quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trồng trọt. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các biện pháp xử phạt đối với trường hợp vi phạm quy định về điều kiện sản xuất và tiêu thụ giống cây trồng chủ lực.

Xử phạt vi phạm quy định về Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính

Mức xử phạt

Căn cứ vào quy định tại Điều 14 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/05/2016  vi phạm quy định về Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Điều 14. Vi phạm quy định về Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về Điều kiện kinh doanh giống cây trồng chính đã quy định:

a) Không có địa Điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với từng loài cây trồng, từng cấp giống;

b) Không có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trồng trọt, bảo vệ thực vật trở lên hoặc có giấy chứng nhận, xác nhận tập huấn về trồng trọt, bảo vệ thực vật.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về Điều kiện sản xuất giống cây trồng chính với Mục đích thương mại:

a) Địa Điểm sản xuất không phù hợp với quy hoạch của ngành nông nghiệp; yêu cầu sản xuất của từng loài cây trồng, từng cấp giống đã quy định;

b) Không có cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất từng loài cây trồng, từng cấp giống đã quy định;

c) Không có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp Trồng trọt, Bảo vệ thực vật trở lên;

d) Không có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học chuyên ngành Nông học, Trồng trọt, Bảo vệ thực vật trở lên đối với sản xuất giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, giống bố mẹ và hạt lai F1.

Hình thức xử phạt bổ sung

Đình chỉ hoạt động sản xuất giống cây trồng từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.”

Xử phạt vi phạm quy định về Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính

Khái niệm

Giống cây trồng

Căn cứ vào Khoản 24 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019, Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng

Căn cứ vào Điều 22 Luật Trồng trọt năm 2018, hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019, tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng phải đáp ứng điều kiện sau đây:

+ Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng.

+ Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân đưa ra thị trường giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của lô giống cây trồng.

Trước khi thương mại hóa giống cây trồng, hướng dẫn tổ chức, cá nhân gửi thông báo bằng thư điện tử hoặc gửi trực tiếp, qua đường bưu điện đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi giống cây trồng được thương mại hóa các thông tin sau: địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc pháp nhân đại diện, điện thoại liên hệ để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Tổ chức, cá nhân tiếp thị giống cây trồng phải có tài liệu đảm bảo truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, bao gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; chất lượng lô giống có hồ sơ, nhãn mác theo quy định.

Đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm cần có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống được sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.

.Xử phạt vi phạm quy định về Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ vào Điều 3, 4,  Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 05/07/2016, áp dụng nguyên tắc sau đây khi xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Thứ nhất, về hình thức xử phạt

– Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

– Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn gồm: Giấy chứng chỉ hành nghề đại diện quyền đối với giống cây trồng; Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng; Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; Quyết định chỉ định khảo nghiệm giống cây trồng; Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; Giấy chứng nhận đủ Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn.

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Thứ hai, mức phạt tiền quy định

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Thứ ba, về trách nhiệm thi hành, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn chi Tiết, tổ chức thi hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành những gì được hướng dẫn.

Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Do hành vi có mức phạt trên 500.000 đồng  sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 57, 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 năm 2012, sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020. Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự:

Bước 1:  Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.

Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cây trồng được quy định tại Điều 31, 32, 34, 35, 36, 37, 38 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/05/2016. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực này áp dụng theo Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, đ, e, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giống cây trồng

Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giống cây trồng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng: Chi cục Kiểm Lâm hoặc Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Thủy sản, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành: Cục Trồng trọt, Chi cục Kiểm lâm hoặc Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Thủy sản, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật được giao nhiệm vụ quản lý giống cây trồng có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 35.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 35.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

– Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

– Trưởng Công an cấp xã, trưởng đồn Công an, Trạm trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.500.000.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng an ninh kinh tế, Trưởng phòng an ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng an ninh thông tin có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt của Hải quan

– Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

– Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 25.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường

– Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.Phạt tiền đến 500.000 đồng.

– Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 25.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, đ, e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng

– Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

– Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

– Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt 10.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển

– Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

– Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

– Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 10.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 15.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 15.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 25.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Xử phạt vi phạm quy định về Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *