(Zluat) – Theo quy định của pháp luật, có trường hợp nào cả cha và mẹ đều không giành được quyền nuôi con sau ly hôn không? Bạn đọc H.Y. hỏi.
Ảnh minh họa.
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Tuy nhiên, khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu rõ: Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Theo quy định, nếu cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì người nuôi con sẽ là người giám hộ. Đây cũng là quy định được nêu tại điểm b khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự, người được giám hộ là người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
Như vậy, các trường hợp Tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ gồm:
– Cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự;
– Cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền với con;
– Cha, mẹ không có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
Bên cạnh đó, Điều 49 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều kiện của cá nhân làm người giám hộ. Theo đó, cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;
– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, trong các trường hợp trên, con không ở với cha hoặc mẹ sau khi cha, mẹ ly hôn mà sẽ được người giám hộ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục,…
HỒNG HẠNH
Cần điều kiện gì để được miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
- Dịch vụ thành lập công ty tư vấn du học tại Huyện Bạch Thông.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đơn phương nhanh tại Mỹ An, Thạnh Phú, Bến Tre
- Tư vấn luật kinh doanh bảo hiểm tại Huyện Lộc Bình.
- [ĐỒNG HỶ] – Thực hiện trọn gói ly hôn ĐƠN PHƯƠNG tranh chấp tài sản chung nhanh 2024
- Dịch vụ ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) Không tranh chấp tài sản nhanh chóng tại Phú Tân, Định Quán, Đồng Nai