Sau khi chấm dứt mối quan hệ con nuôi thì sẽ như thế nào?.

Sau khi chấm dứt mối quan hệ con nuôi thì sẽ như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Sau khi chấm dứt, mối quan hệ con nuôi thì sẽ như thế nào?

Trường hợp nào được chấm dứt việc nuôi con nuôi? 

Căn cứ Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi được thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Con nuôi đã thành niên (người từ 18 tuổi trở lên) và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.

– Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi.

– Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi.

– Vi phạm quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010, cụ thể:

+ Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

+ Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

+ Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

+ Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

+ Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

+ Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

+ Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Những đối tượng nào có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi?

Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi bao gồm những đối tượng sau đây:

– Cha mẹ nuôi.

– Con nuôi đã thành niên.

– Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.

– Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010:

+ Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

Sau khi chấm dứt mối quan hệ con nuôi thì sẽ như thế nào?

Cụ thể tại Điều 27 Luật Nuôi con nuôi 2010 có nêu gia đình có nhận nuôi con nuôi sau khi thực hiện chấm dứt mối quan hệ con nuôi thì hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi như sau:

– Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

– Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.

– Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục.

– Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.

Như vậy, trường hợp cha mẹ nuôi không muốn có quan hệ với con nuôi nữa và muốn chấm dứt toàn bộ quyền và nghĩa vụ với con nuôi thì sẽ được chấm dứt mối theo quy định trên.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Sau khi chấm dứt mối quan hệ con nuôi thì sẽ như thế nào?  Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư