Hậu quả pháp lý người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại huyện Thống Nhất.

Hậu quả pháp lý người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại huyện Thống Nhất

Hậu quả pháp lý người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại huyện Thống Nhất Đồng Nai

Việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý gì.

Căn cứ pháp lý về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ phía người sử dụng lao động

Điều 36, 39 Bộ luật Lao động năm 2019.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được hiểu như thế nào ?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) là trường hợp người sử dụng lao động (NSDLĐ) hoặc người lao động (NLĐ) chấm dứt HĐLĐ theo các căn cứ và trình tự, thủ tục do pháp luật quy định dẫn đến việc chấm dứt hiệu lực pháp lý của HĐLĐ trước thời hạn mà không phụ thuộc vào ý chí của bên còn lại trong quan hệ lao động.

Thực chất, đây là hành vi thể hiện ý chí đơn phương của một bên trong quan hệ lao động không muốn tiếp tục thực hiện HĐLĐ dẫn đến chấm dứt quyền và nghĩa vụ của hai bên trong HĐLĐ.

Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì ?

Đây là hành vi pháp lý đơn phương của NSDLĐ muốn chấm dứt quan hệ lao động. NSDLĐ muốn hủy bỏ thỏa thuận, quyền và trách nhiệm với NLĐ bởi các lý do khách quan hoặc do lỗi của NLĐ.

Dù nguyên nhân trên là gì, hệ quả cuối cùng là chấm dứt quan hệ lao động, NSDLĐ thoát khỏi quyền và trách nhiệm đã giao kết trong HĐLĐ. Và việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ có thể khiến NSDLĐ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định.

Hậu quả pháp lý đối với người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp của người sử dụng lao động.

Có nghĩa vụ thanh toán các khoản tiền và trả lại các loại giấy tờ cho người lao động

Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ trước tiên có trách nhiệm giải quyết và thanh toán đầy đủ các khoản tiền lương các khoản thu nhập khác mà NLĐ xứng đáng được nhận nhưng chưa được nhận trong suốt quá trình làm việc.

Bên cạnh đó, nếu NLĐ chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thi NSDLĐ phải thanh toán tiên nghỉ phép năm cho NLĐ và thanh toán tiền lương cho những ngày NLĐ chưa nghỉ.

Ngoài ra, NSDLĐ còn có nghĩa vụ hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính gây tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ của NLĐ.

Bộ luật Lao động năm 2019 còn bổ sung trách nhiệm của NSDLĐ phải cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của NLĐ nếu NLĐ có yêu cầu (chi phí sao, gửi tài liệu do NSDLĐ chi trả). Thực tế cho thấy, khi chấm dứt HĐLĐ rất nhiều NSDLĐ chỉ quan tâm đến việc bàn giao việc, thanh toán quyền lợi cho NLĐ, hoàn thiện thủ tục xác nhận bảo hiểm cho NLĐ mà thường bỏ qua việc trả lại giấy tờ và cung cấp các bản sao tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của NLĐ Điều này đã ảnh hưởng đến quyền của NLĐ, gây khó khăn cho một số NLĐ khi cần chứng minh quá trình lao động khi tìm công việc mới.

Có nghĩa vụ thanh toán trợ cấp cho người lao động

NSDLĐ có nghĩa vụ phải thanh toán trợ cấp cho người lao động phụ thuộc vào tuỳ từng trường hợp mà NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc làm.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp việc làm. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo HĐLĐ trước khi NLĐ thôi việc mất việc làm

Có thể thấy, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định cách tỉnh thời gian trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm được trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp là một quy định rất hợp lý. Bởi NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên khi bị mất việc sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nên họ không được hưởng trợ cấp thôi việc nữa. Quy định này giúp khuyến khích NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp đồng thời cũng giảm gánh nặng chi trả trợ cấp thôi việc cho NSDLĐ.

Thời hạn để NSDLĐ thực hiện nghĩa vụ là 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, trừ một số trường hợp cụ thể thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, bao gồm theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019:

NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

NSDLĐ thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã

Do thiên tai, hỏa hoạn địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Quyền của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp

NSDLĐ sẽ được giải phóng khỏi nghĩa vụ thực hiện HĐLĐ, họ có quyền tuyển NLĐ mới.

Đồng thời NSDLĐ cũng có quyền yêu cầu NLĐ trả lại đầy đủ các khoản tiền, tài sản có liên quan đến quyền lợi và hoạt động sản xuất kinh doanh của NSDLĐ. Thời hạn để NLĐ thực hiện các nghĩa vụ tương ứng với quyền này của NSDLĐ cũng bằng với thời hạn NSDLĐ thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019.

Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất hợp pháp

Theo Điều 39 Bộ Luật lao động năm 2019, có hai điều kiện để xác định việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ là bất hợp pháp:

Vi phạm pháp luật về căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ;

Vi phạm pháp luật về trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ;

NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 41 BLLĐ năm 2019, gồm có:

Thứ nhất, NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết phải trả tiền lương đang bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày NLĐ không được làm việc và phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

Sau khi được nhận lại làm việc, NLĐ hoàn trả cho NSDLĐ các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của NSDLĐ. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.

Thứ hai, trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài việc phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày NLĐ không làm việc và phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ. NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 để chấm dứt HĐLĐ.

Thứ ba, trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý thì ngoài khoản tiền NSDLĐ phải trả tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày NLĐ không được làm việc và phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho NLĐ nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ.

Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về pháp luật lao động, pháp luật doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ Luật sư Trịnh Văn Long để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Quý khách có nhu cầu tư vấn về tranh chấp lao động, nhờ Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp tại thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh, huyện Tân Phú, huyện Vĩnh Cửu, huyện Định Quán, huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất, huyện Cẩm Mỹ, huyện Long Thành, huyện Xuân Lộc, huyện Nhơn Trạch hãy nhấc máy gọi ngay cho luật sư chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.

Điện thoại: Luật sư Trịnh Văn Long: 0906.719.947

Email: lienhe.luatvn@gmail.com

Website: aluat.vn

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *