Luật sư tư vấn tranh chấp thừa kế tại huyện Tân Phú Đồng Nai.

Luật sư tư vấn tranh chấp thừa kế tại huyện Tân Phú Đồng Nai

Luật sư tư vấn tranh chấp thừa kế tại huyện Tân Phú Đồng Nai

Luật thừa kế là một trong những chế định cơ bản trong Luật dân sự Việt Nam. Các quy định liên quan đến thừa kế là không quá phức tạp. Tuy nhiên, trên thực tế, các tranh chấp liên quan đến thừa kế lại diễn ra khá nhiều. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, có một số nguyên nhân:

-Việc lập Di chúc chưa được phổ biến, hình thức và nội dung di chúc chưa phù hợp pháp luật;

-Việc xác định di sản thừa kế khi liên quan đến việc có hay không việc người để lại di sản đã tặng cho, mua bán;

-Xác định quyền lợi của người quản lý di sản, đặc biệt là đối với nhà đất là chưa thỏa đáng, cảm tính;

-Việc xác định người trong hàng thừa kế liên quan đến người Việt Nam đã đi định cư ở nước ngoài…

Dịch vụ Luật sư Tư vấn pháp luật mang lại cho quý khách sự thông suốt pháp luật thừa kế khi cần lập di chúc, quyết định tài sản của mình sau khi chết để tránh những tranh chấp không đáng có; hiểu rõ được quyền lợi của các bên liên quan đối với di sản thừa kế do người thân để lại tránh những tranh chấp, hoặc đòi quyền lợi chính đáng của mình…

Những quy định về pháp luật thừa kế tại huyện Tân Phú Đồng Nai

Quyền thừa kế được xác định ở 1 loạt các văn bản pháp luật quan trọng như: Pháp lệnh thừa kế năm 1990 (khoản 1 Điều 36); Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 31); Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 634, 648); Bộ Luật dân sự năm 2005 (Điều 631, 645), Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 609, Điều 623). Nội dung quyền thừa kế bao gồm quyền để lại di sản cho người thừa kế, quyền được hưởng di sản thừa kế,quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc quyền bác bỏ quyền thừa kế của người khác. Người có tài sản có quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình bằng cách để lại cho người khác thông qua việc lập di chúc. Người thừa kế có thể hưởng thừa kế trên cơ sở di chúc hoặc theo quy định của pháp luật (là trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp)…

Một số vấn đề chú ý về pháp luật thừa kế:

Người thừa kế

Tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết) thì di sản do người đó để lại được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật. Và người thừa kế được xác định như sau:

-Là người được người để lại di sản định đoạt theo di chúc (nếu có di chúc).

-Là người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015: những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Khi xác định người thừa kế nêu trên thì còn phải căn cứ theo các quy định sau:

Quy định tại Ðiều 613 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Quy định tại Ðiều 619 Bộ luật Dân sự về việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm:

Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.

Ðiều 677 Bộ Luật Dân sự về thừa kế thế vị: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Di sản thừa kế

Di sản thừa kế phải là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người để lại thừa kế và tài sản này bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ giá trị được bằng tiền. Tài sản đó là tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế khi có các điều kiện như: có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, trong thời gian sử dụng đất.

Quý khách có nhu cầu lập di chúc, khai nhận thừa kế theo pháp luật, khai nhận thừa kế theo di chúc, tranh chấp di sản thừa kế tại thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh, huyện Tân Phú, huyện Vĩnh Cửu, huyện Định Quán, huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất, huyện Cẩm Mỹ, huyện Long Thành, huyện Xuân Lộc, huyện Nhơn Trạch hãy nhấc máy gọi ngay cho luật sư chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.

Điện thoại: Luật sư Trịnh Văn Long: 0906.719.947

Email: lienhe.luatvn@gmail.com

Website: aluat.vn

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *