Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế tại thành phố Thủ Đức
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế tại thành phố Thủ Đức
Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác nhưng quyền tự định đoạt đó phải nằm trong một khuôn khổ nhất định. Nếu vượt ra ngoài khuôn khổ đó thì sự định đoạt sẽ bị coi là “xâm phạm đến quyền, lợi ích chính đáng của người khác”. Khi có sự xâm phạm đến quyền, lợi ích của người khác sẽ xảy ra tranh chấp giữa các chủ thể với nhau. Vậy tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong quan hệ đó? Bài viết dưới đây, Luật sư Trịnh Văn Long sẽ cung cấp cho quý khách hàng quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế của Tòa án tại Việt Nam.
Cơ sở pháp lý
Bộ luật Dân sự năm 2015;
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành. Tranh chấp thừa kế hay tranh chấp tài sản thừa kế trong đó tài sản thừa kế là những tài sản được người chết để lại cho người còn sống thụ hưởng. Đối tượng được thụ hưởng tài sản thừa kế thường là con cái, cha mẹ, anh chị em cùng những người thân khác trong gia đình.
Tài sản thừa kế bao gồm:
Tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của người chết;
Tài sản của người chết thuộc khối tài sản chung với những người khác;
Hiện vật, tiền và nhưunxg giấy tờ có thể quy đổi thành tiền, quyền sở hữu tài sản của người chết;
Tranh chấp tài sản thừa kế là những tranh chấp xảy ra giữa những người được thừa hưởng tài sản, những người có quyền lợi và phải thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản thừa kế, thường xảy ra bởi những tranh chấp trong quá trình phân chia tài sản;
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế của Tòa án tại thành phố Thủ Đức
Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Việc phân định thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ tranh chấp dựa trên thẩm quyền của tòa án theo cấp bao gồm:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện ;
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ;
Thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Thủ Đức
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Đối với trường hợp tranh chấp thừa kế mà đương sự hay tài sản thừa kế ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh tại thành phố Thủ Đức
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong đó có bao gồm những tranh chấp về thừa kế di sản.
Bên cạnh đó, những vụ việc tranh chấp thừa kế di sản không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ trực tiếp giải quyết những tranh chấp đó.
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ tại thành phố Thủ Đức
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
Tòa án nơi bị đơn cư trú làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp thừa kế;
Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.
Đối với đối tượng là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Cách thức giải quyết các tranh chấp về thừa kế tại thành phố Thủ Đức
Trong tranh chấp về thừa kế, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, tranh chấp về thừa kế thuộc loại tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất, không thuộc trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất. Do vậy, với tranh chấp thừa kế thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. Người khởi kiện tranh chấp thừa kế không cần phải trải qua bước hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã để được Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn kiện theo quy định.
Cách thức giải quyết tranh chấp về thừa kế tại Tòa án được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm:
Đơn khởi kiện (nội dung đơn khởi kiện được quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
Chứng cứ chứng mình về việc quyền của người khởi kiện bị xâm phạm trong tranh chấp thừa kế (ví dụ: Giấy tờ chứng minh người để lại tài sản đã chết; Giấy tờ về tài sản là di sản thừa kế;…).
Bước 2: Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý
Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các công việc bao gồm:
Kiểm tra hồ sơ và đơn khởi kiện hợp lệ, xác định đúng thẩm quyền giải quyết của mình;
Thông báo người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí;
Thụ lý vụ án sau khi người khởi kiện nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Sau khi thụ lý vụ án, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Tòa án phải thông báo đến các đương sự trong vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý.
Trên cơ sở thông báo của Tòa án, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể đưa ra ý kiến với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập đối với Tòa án về vụ án.
Bước 3: Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Trước khi đưa vụ án ra xét xử, Tòa án thực hiện tổ chức phiên họp để các bên đương sự thực hiện việc giao nộp nhũng chứng cứ mà mình đã thu thập được, tiếp cận những chứng cứ của các đương sự khác qua đó làm sáng tỏ vụ án. Tiến hành hòa giải để xác định những vấn đề đã thống nhất, nhũng vấn đề còn mâu thuẫn cần Tòa án giải quyết.
Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử
Sau khi tổ chức hòa giải cho các bên không thành, Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế
Theo Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
Đối với bất động sản, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp không có người thừa kế thì được giải quyết như sau:
Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu;
Di sản thuộc về Nahf nước, nếu không có người chiếm hữu.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế;
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Trên đây là bài viết về thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế, quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tranh chấp thừa kế, tư vấn pháp luật thừa kế hãy liên hệ tới Luật sư Trịnh Văn Long để có thể nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.
Quý khách có nhu cầu tư vấn về tranh chấp đất đai, pháp luật thừa kế, tranh chấp thừa kế là nhà và đất, làm di chúc, khai nhận di sản theo pháp luật hoặc di chúc tại thành phố Thủ Đức, Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Bình Tân, Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Huyện Bình Chánh, Huyện Cần Giờ, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Nhà Bè hãy nhấc máy gọi ngay cho luật sư chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.
Điện thoại: Luật sư Trịnh Văn Long: 0906.719.947
Email: lienhe.luatvn@gmail.com
Website: aluat.vn