Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. Vậy ngân sách địa phương được sử dụng cho những nhiệm vụ nào, cụ thể ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
+ Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định bên dưới đây;
+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trực tiếp quản lý
Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trực tiếp quản lý cụ thể trong các lĩnh vực sau đây:
+ Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề, bao gồm hoạt động giáo dục tiểu học, phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác; đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp, giáo dục nghề nghiệp và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác;
+ Nghiên cứu khoa học, bao gồm các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác;
+ Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định riêng của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
+ Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình, bao gồm hoạt động y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh; kinh phí đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng do ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật bảo hiểm y tế; vệ sinh an toàn thực phẩm; dân số và gia đình; các hoạt động y tế khác;
+ Sự nghiệp văn hóa thông tin, bao gồm bảo tồn, bảo tàng, thư viện, trùng tu di tích lịch sử, lưu trữ lịch sử, các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật và các hoạt động văn hóa, thông tin khác;
+ Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
+ Sự nghiệp thể dục thể thao, bao gồm bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp huyện, cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;
+ Sự nghiệp bảo vệ môi trường, bao gồm hoạt động điều tra, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường; khắc phục sự cố và bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường khác;
+ Các hoạt động kinh tế:
– Sự nghiệp giao thông, bao gồm hoạt động quản lý, bảo trì, sửa chữa, bảo đảm hoạt động, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và hoạt động giao thông khác;
– Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, bao gồm hoạt động phát triển nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; xây dựng nông thôn mới và hoạt động phát triển nông thôn khác;
– Sự nghiệp tài nguyên, bao gồm hoạt động điều tra, quản lý đất đai, tài nguyên; đo đạc và bản đồ, đo đạc địa giới hành chính; lưu trữ hồ sơ địa chính và hoạt động quản lý tài nguyên khác;
– Quy hoạch; xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch;
+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, bao gồm:
– Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương;
– Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở địa phương;
– Sự nghiệp kiến thiết thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp nước, thoát nước, công viên và các hoạt động kiến thiết thị chính khác;
– Các hoạt động kinh tế khác, bao gồm cả tìm kiếm cứu nạn, an toàn vệ sinh lao động;
+ Chi bảo đảm xã hội, bao gồm các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các chính sách an sinh xã hội khác; thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương bảo đảm theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật, bao gồm chi nộp trả ngân sách cấp trên.
Các khoản chi khác
+ Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do chính quyền cấp tỉnh vay;
+ Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương;
+ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương;
+ Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đồng thuận phân chia khoản nợ chung trọn gói tại Đăk Sơmei, Đăk Đoa, Gia Lai
- [Yên Lạc – VĨNH PHÚC] Luật sư ly hôn THUẬN TÌNH (ĐỒNG THUẬN) thoả thuận quyền nuôi con – 2024
- Dịch vụ trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài Không có con chung trọn gói tại Phường 01, Quận 5, TP.HCM
- [VĂN BÀN] – Thủ tục ly hôn ĐƠN PHƯƠNG trọn gói 2024
- Thực hiện trọn gói ly hôn Thuận tình phân chia nợ chung nhanh chóng tại Phong Thu, Phong Điền, Thừa Thiên Huế