Quy định về nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học
Khái niệm và các loại hình của cơ sở giáo dục đại học
Khái niệm cơ sở giáo dục đại học
– Căn cứ vào Luật Giáo dục đại học, “cơ sở giáo dục đại học” là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm trường đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác theo quy định của pháp luật. Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
– Trong đó, trường đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, được tổ chức hoạt động theo quy định của luật này; Các đơn vị cấu thành trường thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mệnh, nhiệm vụ chung. Đại học vùng là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực ở các trình độ giáo dục đại học và thực hiện chuyển giao khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội. – nhu cầu phát triển kinh tế của vùng, miền và cả nước.
– Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
Các loại hình của cơ sở giáo dục đại học
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 7 của Luật Giáo dục đại học thì cơ sở giáo dục đại học được chia thành các loại hình sau đây:
“Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học
Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;
b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hàng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật.”
Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học
Hiện nay, khả năng đa dạng hóa nguồn thu của các trường đại học công lập còn hạn chế. Học phí vẫn là nguồn thu nhập chuyên môn chính của các trường đại học công lập. Dịch vụ tư vấn và các nguồn thu khác từ chuyển giao khoa học công nghệ, dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân trong nước, dịch vụ tổ chức thi tuyển sinh còn hạn chế.
Căn cứ vào Điều 64 của Luật Giáo dục đại học thì nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học chủ yếu từ các khoản thu trong cơ sở giáo dục đại học; các nguồn tài trợ từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; ngân sách nhà nước cấp. Cụ thể:
Các khoản thu của cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
– Học phí và khoản thu từ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, khoản thu dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động đào tạo. Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp cho cơ sở giáo dục đại học để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo.
– Khoản thu từ nhận đặt hàng đào tạo, nghiên cứu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân; thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao.
– Khoản thu từ đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn tài chính bổ sung từ kết quả hoạt động hằng năm của cơ sở giáo dục đại học;
– Khoản thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ phục vụ cộng đồng, đầu tư tài chính (nếu có) và nguồn thu hợp pháp khác.
– Nguồn vốn vay. Trong bối cảnh mới, yêu cầu cần huy động nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập rất lớn. Trong khi đó, nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp thì việc tăng cường huy động và huy động có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập, hướng tới phát triển nhanh, toàn diện và bền vững đã trở thành một yêu cầu cấp thiết.
Các nguồn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, quyên góp của cựu sinh viên, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Điều thường dễ nhận thấy, do đồng bào ta còn giữ truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn” nên có rất nhiều cựu học sinh sau khi ra trường đã thành đạt trong cuộc sống, đã quay trở lại trường học đóng góp ít nhiều cho nơi mình đang học tập bằng nhiều cách khác nhau để bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà trường, thầy cô đã giúp đỡ mình trong suốt những năm tháng học tập.
Ngân sách nhà nước cấp (nếu có). Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Có các trường hợp các khoản thu chi này kéo dài hơn 1 năm, ví dụ ngân sách nhà nước trung hạn là các khoản thu chi của nhà nước trong 3 năm. Chi ngân sách gồm nhiều khoản khác nhau, trong đó đầu tư cho giáo dục cũng là một trong những khoản chi quan trọng của ngân sách nhà nước:
+ Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm tăng cường cơ sở vật chất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như điện, đường, trường, trạm.
+ Nhóm chi thường xuyên được hiểu đơn giản là khoản chi nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, ví dụ như lương thưởng, công tác, hội họp, thiết bị văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng (điện, nước…), công tác phí, chi sửa chữa thường xuyên máy móc, văn phòng…
+ Nhóm chi trả nợ và viện trợ để Nhà nước trả các khoản đã vay trong nước, nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.
+ Nhóm chi dự trữ quốc gia phục vụ việc dự trữ cho các biến động bất ngờ như dịch bệnh, thiên tai…
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Quy định về nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Thủ tục đăng ký nhãn hiệu du lịch [Cập nhật 2023] Du lịch không còn là một khái niệm xa lạ đối với chúng ta. Để […] 07 Th2.
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Vĩnh Kim, Cầu Ngang, Trà Vinh. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 50,000 đồng.
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đồng thuận thoả thuận quyền nuôi con nhanh chóng tại Vĩnh Trạch, Thoại Sơn, An Giang
- Luật sư tư vấn thủ tục đơn phương ly hôn nhanh tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) Không có con chung nhanh chóng tại Tây Yên Tử, Sơn Động, Bắc Giang