Quy định quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước, hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Quỹ dự trữ tài chỉnh được quy định tại Điều 11 Luật Ngân sách nhà nước 2015 và cụ thể tại Điều 8 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016.
Hình thành quỹ dự trữ tài chính
Quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh.
Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật, số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó (theo Khoản 1 Điều 11 Luật Ngân sách nhà nước 2015).
Theo đó, quỹ dự trữ tài chính được hình thành từ các nguồn:
+ Bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm;
+ Tăng thu ngân sách theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước;
+ Lãi tiền gửi quỹ dự trữ tài chính;
+ Kết dư ngân sách theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước;
+ Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó, không bao gồm số chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên.
Sử dụng quỹ dự trữ tài chính
Tại Khoản 2 Điều 11 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định như sau:
“2. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách;
b) Trường hợp thu ngân sách nhà nước hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng,
nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ.”
Cụ thể tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp sau:
+ Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách;
Trường hợp việc nhận hoặc vay ngân sách nhà nước để chi không đạt dự toán do Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và cần thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa. nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quy mô lớn, nghiêm trọng và các nhiệm vụ cấp bách khác do giám định; sau khi sắp xếp lại ngân sách, nếu sử dụng quỹ ngân sách còn thiếu thì được sử dụng quỹ tài sản tài chính để trang trải các nhu cầu chi, nhưng mức sử dụng tối đa hàng năm không quá 70% số dư quỹ đầu năm
Việc sử dụng quỹ dự trữ tài chính trong các trường hợp trên được thực hiện theo phương thức chuyển từ quỹ dự trữ tài chính vào thu ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chi đã được quyết định.
Thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính
Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính.
Cụ thể thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính như sau:
+ Đối với quỹ dự trữ tài chính trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng để đáp ứng nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách;
Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng để chi thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán;
+ Đối với quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng trong các trường hợp được sử dụng quỹ dự trữ tài chính.
Quỹ dự trữ tài chính của trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm chủ tài khoản. Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ủy quyền cho giám đốc Sở Tài chính làm chủ tài khoản.
Quỹ dự trữ tài chính được gửi tại Kho bạc Nhà nước và được Kho bạc Nhà nước trả lãi theo mức lãi suất quy định của pháp luật về chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của Tỉnh và phải hoàn trả tạm ứng ngay trong năm ngân sách.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Quy định quỹ dự trữ tài chính
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Nội. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 60,000 đồng.
- Thủ tục ly hôn với người nước ngoài Không chia tài sản – tại Vĩnh Thuận, Vĩnh Thạnh, Bình Định
- Dịch vụ trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài nhanh tại An Lạc, Sơn Động, Bắc Giang
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Phường 5, Đà Lạt, Lâm Đồng. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 70,000 đồng.
- Thủ tục ly hôn với người nước ngoài nhanh tại A Lù, Bát Xát, Lào Cai