(Zluat) – 02 vợ chồng tôi đã ly hôn (đã có bản án ly hôn của tòa) và tài sản chung của 02 vợ chồng tôi là nhà đất, không yêu cầu tòa án phân chia tài sản. Hiện tại, vợ cũ tôi đã lấy chồng là người nước ngoài và sinh sống tại nước ngoài. Sau khi cả 02 bên thống nhất muốn nhượng lại tài sản chưa phân chia cho con chung, nhưng vợ tôi không thể về Việt Nam. Vậy, cô ấy có thể làm thủ tục ủy quyền định đoạt tài sản cho người khác không?
Ảnh minh họa.
Trả lời về vấn đề trên, theo Luật sư Hà Thị Khuyên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, tại khoản 1, Điều 138, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Do vậy, trường hợp của bạn đang sinh sống ở nước ngoài, không thể về Việt Nam để trực tiếp ký hợp đồng chuyển nhượng nhà cho con cùng chồng cũ được thì hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác tại Việt Nam, đại diện thay cho mình để làm thủ tục chuyển nhượng nhà đó. Việc ủy quyền chuyển nhượng nhà phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
Điều 195, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu như sau: “Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật”.
Bên ủy quyền có thể lựa chọn một trong hai hình thức văn bản ủy quyền là hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền phải được bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền ký tên vào Hợp đồng. Giấy ủy quyền được lập khi bên ủy quyền đơn phương ủy quyền, không cần có mặt của bên được ủy quyền.
Theo khoản 2, Điều 55, Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH Luật Công chứng quy định: “Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”.
Trường hợp của bạn là người ủy quyền ở nước ngoài không về Việt Nam được, nên hợp đồng ủy quyền này cần phải được công chứng tại hai nơi khác nhau. Người ủy quyền có thể ra cơ quan Đại sứ quán của Việt Nam tại nước sở tại để công chứng hợp đồng ủy quyền bên nước ngoài trước, sau đó gửi về Việt Nam để người nhận ủy quyền ở Việt Nam tiếp tục mang hợp đồng ủy quyền này đến tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam để được công chứng một lần nữa. Sau khi đã hoàn thành thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền theo đúng quy định thì người nhận ủy quyền có thể tiến hành thủ tục công chứng chuyển nhượng nhà theo đúng quy định.
TRẦN QUÝ
Công ty môi giới thu ‘tiền chênh’ ngoài hợp đồng có đúng quy định pháp luật?
- Trọn gói ly hôn Thuận tình phân chia quyền nuôi con nhanh tại Hậu Thành, Yên Thành, Nghệ An
- Thuế mà trung tâm ngoại ngữ phải đóng hàng năm.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài thoả thuận quyền nuôi con – tại Tả Thàng, Mường Khương, Lào Cai
- Tư vấn thuế bảo vệ môi trường tại Huyện Vân Canh.
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Phường Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Kạn, Bắc Kạn, chỉ từ 50.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Zluat.