Điều kiện và thủ tục cho người nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam.

ZluatO – Xin luật sư cho biết nếu người nước ngoài muốn thuê nhà ở tại Việt Nam thì người thuê và người đi thuê phải đáp ứng những điều kiện gì? Thủ tục cho người nước ngoài thuê nhà có khác gì so vớ…

ZluatO – Xin luật sư cho biết nếu người nước ngoài muốn thuê nhà ở tại Việt Nam thì người thuê và người đi thuê phải đáp ứng những điều kiện gì? Thủ tục cho người nước ngoài thuê nhà có khác gì so với cho người Việt Nam thuê không? (Bạn đọc H.M.N., TP. HCM).

Ảnh minh họa.

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở:

Đối với bên cho thuê (điểm a, khoản 1) Điều 119 quy định:

“a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.”

Đối với bên thuê (điểm b, khoản 2) Điều 119 quy định:

“b) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.”

Bên cạnh đó, Điều 159 Luật Nhà ở năm 2014 quy định cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, gồm:

“a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.”

Như vậy, để cho người nước ngoài thuê nhà, bên cho thuê phải là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch. Ngoài ra, nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, còn nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân; còn đối với bên thuê là cá nhân người nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự và phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

So với việc cho người nước ngoài thuê nhà thì cho người Việt Nam trong nước thuê nhà có điểm khác nhau, đó là: nếu cho người Việt Nam trong nước thuê căn hộ có từ 5 phòng trở xuống thì chỉ cần báo đăng ký tạm trú, tạm vắng tại địa phương không cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Nhưng nếu cho người nước ngoài thuê nhà dù chỉ 1 hay 2 phòng thì vẫn phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh.

Luật sư Phạm Thị Thu

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *