Trường hợp sau khi đánh giá có nhiều nhà thầu được đánh giá tốt ngang nhau thì sẽ lựa chọn nhà thầu nào?.

Trường hợp sau khi đánh giá có nhiều nhà thầu được đánh giá tốt ngang nhau thì sẽ lựa chọn nhà thầu nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trường hợp sau khi đánh giá có nhiều nhà thầu được đánh giá tốt ngang nhau thì sẽ lựa chọn nhà thầu nào?

Việc ưu đãi áp dụng đối với nhà thầu được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, nguyên tắc ưu đãi áp dụng với nhà thầu được quy định cụ thể như sau:

“Điều 3. Nguyên tắc ưu đãi

1. Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả).

2. Trường hợp nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

3. Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn, hàng hóa, xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.”

Nhà thầu nào được ưu tiên trong trường hợp hồ sơ đề xuất khi tham gia đấu thầu của các nhà thầu xếp hạng ngang nhau?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về việc ưu đãi đối với đấu thầu trong nước cụ thể như sau:

“Điều 6. Ưu đãi đối với đấu thầu trong nước

1. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc ưu đãi đối với hàng hóa trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

2. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu có tổng số lao động là nữ giới hoặc thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên và có hợp đồng lao động tối thiểu 03 tháng; nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Luật Đấu thầu được xếp hạng cao hơn hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu được đánh giá ngang nhau.

3. Đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu.

4. Trường hợp sau khi ưu đãi nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu.”

Có thể thấy, trường hợp sau khi ưu đãi nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu.

Theo đó, có nhiều chính sách ưu đãi khác nhau trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhằm xác định tiêu chí khi đấu thầu.

Trường hợp sau khi đánh giá có nhiều nhà thầu được đánh giá tốt ngang nhau thì sẽ lựa chọn nhà thầu nào?

Căn cứ khoản 14 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về việc xử lý tình huống khi đánh giá nhà thầu như sau:

“Điều 117. Xử lý tình huống trong đấu thầu

14. Trường hợp sau khi đánh giá, có nhiều nhà thầu được đánh giá tốt nhất, ngang nhau thì xử lý như sau:

a) Trao thầu cho nhà thầu có điểm kỹ thuật cao hơn đối với trường hợp gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất;

b) Trao thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp hơn đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá.”

Như vậy, các cách xử lý khi các nhà thầu được đánh giá ngang nhau như sau:

Theo đó, quy định trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả).

Trường hợp sau khi ưu đãi nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu.

Trường hợp sau khi đánh giá, có nhiều nhà thầu được đánh giá tốt nhất, ngang nhau thì xử lý như sau:

(i) trao thầu cho nhà thầu có điểm kỹ thuật cao hơn đối với trường hợp gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất;

(ii) trao thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp hơn đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Trường hợp sau khi đánh giá có nhiều nhà thầu được đánh giá tốt ngang nhau thì sẽ lựa chọn nhà thầu nào? Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 0906.719.947,

Email: lienhe.luatvn@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *