Xử phạt vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai
Phòng, chống thiên tai là một trong những vấn đề quan trọng trong thực tiễn cuộc sống. Để đảm bảo công tác phòng, chống thiên tai đạt hiệu quả cao nhất, Nhà nước ban hành các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính. Vậy hành vi vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai bị xử phạt như thế nào? Cùng giải đáp thắc mắc theo bài viết sau
Mức xử phạt
Theo Điều 7 Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/09/2017 thì vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng được quy định như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chủ động cứu giúp hoặc không thông tin kịp thời để lực lượng khác đến ứng cứu người, phương tiện bị nạn trên biển, sông, suối, ao, hồ khi có điều kiện mà không thực hiện.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi yêu cầu cấp cứu khẩn cấp nhưng không hợp tác khi lực lượng cứu hộ tiếp cận gây lãng phí cho cơ quan cứu hộ.”
Diễn giải một số thuật ngữ
Phòng, chống thiên tai
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống thiên tai và luật đê điều năm 2020, thiên tại được định nghĩa là:
“Điều 1
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.”
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai
Căn cứ vào Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, có 07 nguyên tắc cần tuân theo trong phòng, chống thiên tai
“Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai
Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.”
Cứu hộ, cứu nạn
Cứu nạn theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 là: các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y tế ban đầu, các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
Cứu hộ được định nghĩa tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 là: Hoạt động cứu phương tiện, tài sản ra khỏi nơi nguy hiểm và hoạt động hỗ trợ phương tiện gặp nguy hiểm (kể cả kéo, đẩy) phải được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có hợp đồng.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ vào Điều 3, 4, Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 11/07/2019, áp dụng nguyên tắc sau đây khi xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
Thứ nhất, về hình thức xử phạt
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Ngoài ra còn có các hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thứ hai, mức phạt tiền quy định
– Đối với cá nhân:
Tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai là 50.000.000 đồng.
Tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều là 100.000.000 đồng.
– Đối với tổ chức
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc đầu tư xây dựng.
Phạt tiền từ 3.000.000 đến 20.000.000 đối với hành vi vi phạm về xây dựng và thực hiện phương án ứng phó thiên tai.
Phạt tiền đối với tổ chức kinh tế hoạch toán độc lập vi phạm về đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai.
Lưu ý: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thứ ba, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
Thứ tư, về trách nhiệm thi hành, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành những gì được hướng dẫn.
Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Do hành vi này có mức phạt lớn hơn 500.000 đồng nên sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 57,58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020. Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đầu tư, mua sắm tài sản công được thực hiện theo trình tự:
Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.
Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc thể hiện không đầy đủ, chính xác nội dung thì kiểm tra lại các tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh các tình tiết của vụ vi phạm hành chính phải được lập thành hồ sơ xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu kèm theo biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
Báo cáo vi phạm hành chính được lập và gửi dưới dạng điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng, thông tin.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017.
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai.
Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai.
Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra và Thủ trưởng cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về phòng, chống thiên tai
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về phòng, chống thiên tai đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 500.000 đồng.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục tình trạng ban đầu.
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.
– Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn Thanh tra Sở có nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai; Trưởng đoàn thanh tra của Tổng cục, Chi cục trưởng, Trưởng đoàn thanh tra của Chi cục được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về phòng, chống thiên tai có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Trưởng đoàn thanh tra của Bộ có nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 35.000.000 đồng.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai; Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về phòng, chống thiên tai có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Thẩm quyền của Công an nhân dân
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
– Trạm trưởng, Thủy đội trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 6.500.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 6.500.000 đồng.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.
– Trưởng Công an cấp huyện; Thủy Đoàn trưởng; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai.
Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt vượt quá 10.000.000.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.
+ Buộc thực hiện các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm hành chính.
+ Buộc đóng góp quỹ phòng chống thiên tai theo mức quy định đối với hành vi vi phạm hành chính.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai.
Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm hành chính.
+ Buộc nộp lại số tiền, hàng hóa hoặc số tiền bằng giá trị hàng hóa đối với hành vi vi phạm hành chính.
+ Buộc nộp lại đất, đá, cát, sỏi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
+ Buộc thực hiện các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm hành chính.
+ Buộc đóng góp quỹ phòng chống thiên tai theo mức quy định đối với hành vi vi phạm hành chính.
– Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai.
Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tương tự như Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
Bộ đội biên phòng có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng chống thiên tai như sau:
– Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
– Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội biên phòng này có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 6.500.000 đồng.
– Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được nêu bên trên.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.
+ Buộc thực hiện các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm hành chính.
+ Buộc đóng góp quỹ phòng chống thiên tai theo mức quy định đối với hành vi vi phạm hành chính.
– Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai.
Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm hành chính.
+ Buộc nộp lại số tiền, hàng hóa hoặc số tiền bằng giá trị hàng hóa đối với hành vi vi phạm hành chính.
+ Buộc thực hiện các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm hành chính.
+ Buộc đóng góp quỹ phòng chống thiên tai theo mức quy định đối với hành vi vi phạm hành chính.
Thẩm quyền của Cảnh sát biển
Thẩm quyền của Cảnh sát biển trong việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai tại khu vực thuộc trách nhiệm quản lý của Cảnh sát biển, như sau:
– Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
– Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 6.500.000 đồng.
– Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.
– Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.
+ Buộc thực hiện các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm hành chính.
+ Buộc đóng góp quỹ phòng chống thiên tai theo mức quy định đối với hành vi vi phạm hành chính.
– Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 15.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.
+ Buộc thực hiện các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm hành chính.
+ Buộc đóng góp quỹ phòng chống thiên tai theo mức quy định đối với hành vi vi phạm hành chính.
– Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.
+ Buộc thực hiện các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm hành chính.
+ Buộc đóng góp quỹ phòng chống thiên tai theo mức quy định đối với hành vi vi phạm hành chính.
– Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng
Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.
+ Buộc thực hiện các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm hành chính.
+ Buộc đóng góp quỹ phòng chống thiên tai theo mức quy định đối với hành vi vi phạm hành chính.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Xử phạt vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Giấy đơn Ly hôn Đơn phương kèm hướng dẫn Ly hôn Đơn phương tại Tân Thanh, Thanh Liêm, Hà Nam. Giấy hiện nay, thanh toán Online, điều mẫu, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, giá chỉ khoảng 30,000 đồng.
- Hồ sơ ly hôn thuận tình tại huyện Kế Sách tỉnh Tỉnh Sóc Trăng.
- [MƯỜNG LAY] – Thủ tục ly hôn ĐỒNG THUẬN (THUẬN TÌNH) chia tài sản chung và nợ chung nhanh chóng 2024
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Phường Vỹ Dạ, Huế, Thừa Thiên Huế. Hồ sơ hiện tại, chuyển khoản, điền thông tin, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, chỉ khoảng 50,000 đồng.
- Liên hệ trách nhiệm bản thân trong quân đội nhân dân.