Thẩm quyền tuyển dụng viên chức theo pháp luật hiện hành.

(Zluat) – Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt hay không? Bạn đọc T.G. hỏi.

Ảnh minh họa.

Điều 7 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định rõ về thẩm quyền tuyển dụng viên chức. Theo đó, đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện.

Như vậy, theo quy định nêu trên, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.

Theo đó, khi thực hiện việc tuyển dụng viên chức theo thẩm quyền phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP để làm căn cứ tuyển dụng, không phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt. Cụ thể, việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm:

– Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức;

– Số lượng viên chức cần tuyển ở từng vị trí việc làm;

– Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;

– Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;

– Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;

– Các nội dung khác (nếu có).

HỒNG HẠNH

Nhà trường cần phải tuân thủ những gì khi đi học sinh đi học trở lại?

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *