Tiêu chuẩn trở thành Chủ tịch nước năm 2023.

Tiêu chuẩn trở thành Chủ tịch nước năm 2023

Tiêu chuẩn trở thành Chủ tịch nước năm 2023.jppg

Quy định về chức danh Chủ tịch nước

Theo Điều 86 Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Cụ thể, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội và chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.

Tiêu chuẩn trở thành Chủ tịch nước

Tiêu chuẩn chung 

* Về chính trị, tư tưởng

– Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia – dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng.

– Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

– Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

– Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.

* Về đạo đức, lối sống

– Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.

– Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt.

– Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

– Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.

* Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.

* Về năng lực và uy tín

– Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt.

– Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách.

– Kịp thời nắm bắt những thời cơ, vận hội; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả.

– Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, dám đương đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm; có thành tích nổi trội, có kết quả và “sản phẩm” cụ thể góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ.

– Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.

* Sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm

– Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng.

– Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

(Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020)

Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước

Theo điểm 2.4 Mục 2 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020, để đảm nhiệm chức danh Chủ tịch nước thì cần phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực sau đây:

– Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân.

– Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp.

– Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước.

– Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

– Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch nước: 

Hiến pháp năm 2013 có quy định cụ thể và nhiệm vụ cũng như quyền hạn của Chủ tịch nước, trong đó bao gồm:

Thứ nhất, được công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

Trong thời hạn mười ngày, được tiến hành đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh.

Trường hợp pháp lệnh đó được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, Chủ tịch nước không đồng nhất quan điểm thì có quyền trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.

Thứ hai, đối với chức danh Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước được đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

Chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Thứ ba, chức danh Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm; chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội.

Các chức danh Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền hạn được bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Có quyền quyết định đặc xá.

Có quyền công bố quyết định đại xá dựa trên nghị quyết của Quốc hội.

Thứ tư, có quyền hạn trong việc quyết định những vấn đề tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước.

Thứ năm, có quyền quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam.

Thứ sáu, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, có quyền quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân.

Chức danh Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Có quyền công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh dựa trên nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Có quyền ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp dựa trên nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.

Thứ bảy, có trách nhiệm quyền hạn trong việc tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; đối với đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử, triệu hồi dựa trên nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Có quyền phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.

Trên đây là những quy định của pháp luật về Tiêu chuẩn trở thành Chủ tịch nước năm 2023. Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *