Quy định về tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ năm 2023.

Quy định về tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ năm 2023

Đối tượng xóa mù chữ là ai? tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ được quy định như thế nào? Bài viết sau đây Zluat xin được giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này.

Quy định về tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ

Đối tượng xóa mù chữ 

Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng xóa mù chữ là những người trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết chữ.

Chương trình giáo dục thực hiện xóa mù chữ

Chương trình giáo dục thực hiện xóa mù chữ là chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học hoặc chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.

(Điều 18 Nghị định 20/2014/NĐ-CP)

Tiêu chuẩn công nhận cá nhân đạt chuẩn biết chữ

Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1: Hoàn thành giai đoạn 1 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành lớp 3 chương trình giáo dục tiểu học.

Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 2: Hoàn thành giai đoạn 2 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.

(Điều 19 Nghị định 20/2014/NĐ-CP)

Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1

Đối với xã: Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1; đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 25 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1.

Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.

Đối với tỉnh: Có ít nhất 90% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.

(Điều 20 Nghị định 20/2014/NĐ-CP)

Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2

Đối với xã: Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2; đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.

Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn mức độ 2.

Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

(Điều 21 Nghị định 20/2014/NĐ-CP)

Nội dung và phương pháp đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ

Theo Điều 5 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nội dung đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ

Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học viên đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học theo Chương trình xóa mù chữ.

Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học viên thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi theo quy định Chương trình xóa mù chữ.

Phương pháp đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ

Đánh giá bằng nhận xét:

Giáo viên quan sát học viên trong quá trình giảng dạy trên lớp và ghi chép lại các biểu hiện của học viên để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học viên;

Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học viên, từ đó đánh giá học viên theo từng nội dung đánh giá có liên quan;

Giáo viên trao đổi với học viên thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời;

Giáo viên nhận xét qua việc học viên dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét bản thân và tham gia nhận xét học viên khác, nhóm học viên về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập.

Đánh giá bằng điểm số: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của Chương trình xóa mù chữ, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Người tham gia dạy học, theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác.

Cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật Giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Trong trường hợp đặc biệt có thể huy động các cá nhân khác tham gia dạy học xóa mù chữ.

Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên cử người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.

Trên đây là những quy định của pháp luật về tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *