Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự năm 2022
Khái niệm
Chủ thể là một cá nhân hoặc tổ chức tồn tại hữu hình và tham gia vào một quan hệ pháp luật, quan hệ xã hội để phối hợp thực hiện một giao dịch, một quan hệ nào đó.
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật dân sự.
Điều 1 Bộ luật Dân sự về Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự đã quy định chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác “. Như vậy, theo quy định này chủ thể quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác.
Các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
cá nhân
Để có tư cách chủ thể thì cá nhân phải có các điều kiện đầy đủ năng lực pháp luật dân sự (Điều 14) “ 1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”. và năng lực hành vi dân sự (Điều 17) “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có được khi đạt độ tuổi nhất định:
– Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Theo quy định tại Điều 19 người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi đủ 18 tuổi trở lên nhưng không bị mắc bệnh tâm thần, bệnh khác (Điều 22) hoặc người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác (Điều 23).
– Năng lực hành vi một phần: Điều 20 quy định Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác, trường hợp có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
-Không có năng lực hành vi dân sự : là người chưa đủ 6 tuổi theo quy định Điều 21
– Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định Điều 22 và Điều 23
Pháp nhân
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau đây:
– Thứ nhất, là được thành lập hợp pháp: thành lập theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định;
– Thứ hai, là có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
– Thứ ba, là có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: pháp nhân phải có tài sản riêng không phụ thuộc và bị chi phối bởi bất kì chủ thể tham gia quan hệ pháp luật nào khác, trên cơ sở tài sản riêng đó pháp nhân phải chịu trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình
– Thứ tư, là nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập: vì tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập nên pháp nhân sẽ được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ dân sự phù hợp với pháp nhân nên pháp nhân phải nhân danh chính mình.
Hộ gia đình, tổ hợp tác
Điều 106 quy định: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.”
Để có tư cách chủ thể hộ gia đinh phải xác định được các thành viên của hộ. Chỉ những hộ gia đình đáp ứng đủ các điều kiện sau mới trở thành chủ thể của quan hệ dân sự:
– Các thành viên trong hộ gia đình có tài sản chung;
– Cùng đóng góp công sức hoạt động kinh tế chung;
– Phạm vi những loại việc dân sự mà hộ gia đình tham gia chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực do pháp luật quy định.
Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự
Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự được hiểu là năng lực chủ thể của cá nhân đó, tùy từng trường hợp mà Bộ luật dân sự 2015 sẽ có quy định về những cá nhân không được quyền tham gia giao dịch dân sự cụ thể.
Năng lực chủ thể của cá nhân bao gồm năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Trong đó năng lực pháp luật là quyền xử sự của chủ thể được ghi nhận và được phép thực hiện. Năng lực hành vi là khả năng tự có của chủ thể trong việc thực hiện, kiểm soát và làm chủ hành vi của mình.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự năm 2022. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các luật sư chuyên môn khác.
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Thủ tục ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) Không tranh chấp tài sản nhanh tại Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Luật sư ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) phân chia khoản nợ chung – tại Tân Hội, Đức Trọng, Lâm Đồng
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đồng thuận Không tranh chấp tài sản nhanh tại An Thịnh, Văn Yên, Yên Bái
- [Hà Quảng – CAO BẰNG] Thủ tục ly hôn ĐƠN PHƯƠNG không có con chung nhanh 2024
- Trọn gói ly hôn Thuận tình phân chia quyền nuôi con nhanh tại Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP.HCM