Quy định về chủ tịch hội đồng trường của trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận
Căn cứ pháp lý
– Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.
– Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.
– Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Cơ cấu tổ chức của trường đại học
Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:
– Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (sau đây gọi chung là hội đồng trường). Trong hội đồng trường thì có chủ tịch hội đồng và các thành viên khác của hội đồng.
– Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện (sau đây gọi chung là hiệu trưởng trường đại học); phó hiệu trưởng trường đại học, phó giám đốc học viện (sau đây gọi chung là phó hiệu trưởng trường đại học).
– Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có).
– Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác.
– Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
Hội đồng trường của trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận
Điều 17 của Luật Giáo dục đại học quy định về hội đồng trường của trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận đó là:
“Điều 17. Hội đồng trường của trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận
Hội đồng trường của trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là tổ chức quản trị, đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan.”
Theo quy định của Luật này thì nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Chủ tịch hội đồng trường của trường đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận
Tiêu chuẩn, việc bầu chủ tịch hội đồng trường, trách nhiệm của chủ tịch hội đồng trường; danh sách, nhiệm kỳ, nguyên tắc làm việc của hội đồng trường của trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được quy định như sau:
– Chủ tịch hội đồng trường là cán bộ cơ hữu hoặc cán bộ kiêm nhiệm của trường đại học theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học, do hội đồng trường bầu và được hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu trường đại học công nhận.
– Trong các cuộc họp của hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học có quyền tham dự, thảo luận và chỉ được biểu quyết khi là thành viên hội đồng trường.
– Trường hợp chủ tịch hội đồng trường là người đại diện theo pháp luật của trường đại học hoặc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 của Luật Giáo dục đại học
(Tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế, hoạt động khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quyết định của hội đồng trường, hội đồng đại học) thì phải đáp ứng tiêu chuẩn như đối với hiệu trưởng trường đại học; phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
– Quy định khác tại khoản 4 và khoản 5 Điều 16 của Luật Giáo dục đại học. Cụ thể:
“Điều 16. Hội đồng trường của trường đại học công lập
Tiêu chuẩn, việc bầu chủ tịch hội đồng trường và trách nhiệm, quyền hạn của chủ tịch hội đồng trường của trường đại học công lập được quy định như sau:
a) Chủ tịch hội đồng trường là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín, có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ chủ tịch hội đồng trường theo quy định của pháp luật;
b) Chủ tịch hội đồng trường do hội đồng trường bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín và được cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận; trường hợp thành viên ngoài trường đại học trúng cử chủ tịch hội đồng trường thì phải trở thành cán bộ cơ hữu của trường đại học; chủ tịch hội đồng trường không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý trong trường đại học;
c) Chủ tịch hội đồng trường có trách nhiệm và quyền hạn chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường; chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm; chỉ đạo tổ chức và chủ trì các cuộc họp của hội đồng trường; ký văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng trường;
sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường đại học để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của hội đồng trường; thực hiện nhiệm vụ của thành viên hội đồng trường, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học;
d) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Danh sách, nhiệm kỳ, nguyên tắc làm việc của hội đồng trường đại học công lập được quy định như sau:
a) Danh sách chủ tịch và thành viên hội đồng trường được công khai trên trang thông tin điện tử của trường đại học sau khi được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận;
b) Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm. Hội đồng trường họp định kỳ ít nhất 03 tháng một lần và họp đột xuất theo đề nghị của chủ tịch hội đồng trường, của hiệu trưởng trường đại học hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên của hội đồng trường. Cuộc họp hội đồng trường là hợp lệ khi có trên 50% tổng số thành viên dự họp, trong đó có thành viên ngoài trường đại học;
c) Hội đồng trường làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, trừ trường hợp quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học quy định tỷ lệ biểu quyết cao hơn; quyết định của hội đồng trường được thể hiện bằng hình thức nghị quyết.”
Bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường
– Căn cứ quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP thì việc bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường được thực hiện :
+ Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch hội đồng trường, bãi nhiệm thành viên hội đồng trường xảy ra trong các trường hợp sau đây:
Có đơn của cá nhân xin rút khỏi hội đồng trường trường ; hạn chế năng lực hành vi dân sự; không đủ sức khỏe để thực hiện công việc được giao, đã phải nghỉ việc trên 06 tháng mà khả năng lao động chưa phục hồi; vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc đang chấp hành bản án của tòa án; có trên 50% tổng số thành viên hội đồng trường có văn bản đề nghị miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm; hoặc các trường hợp khác được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.
+ Trường hợp có kiến nghị về mặt pháp lý để luận tội, bãi nhiệm Chủ tịch hội đồng trường, Phó chủ tịch hội đồng trường (nếu có), Thư ký hội đồng trường (nếu không có phó chủ tịch hội đồng trường) hoặc thành viên hội đồng trường là người được trên 50% số thành viên hội đồng trường đề nghị (nếu đã có kiến nghị hợp pháp quá 30 ngày mà phó chủ tịch hoặc thư ký hội đồng trường không thực hiện) chủ trì cuộc họp giải quyết. ; việc họp phải bảo đảm thành phần, thành phần tham dự, tỷ lệ phiếu bầu theo quy định của pháp luật.
– Hội đồng trường xem xét, quyết nghị việc miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng trường và gửi hồ sơ đề nghị hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu quyết định. Hồ sơ bao gồm: Tờ trình nêu rõ lý do các trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm; các văn bản liên quan minh chứng cho các lý do miễn nhiệm, bãi nhiệm.
– Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị, hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu ra quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường; trường hợp không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Quy định về chủ tịch hội đồng trường của trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Dịch vụ ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) thoả thuận quyền nuôi con nhanh tại Phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TP.HCM
- Trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) phân chia nợ chung nhanh tại Hồng Quang, Lâm Bình, Tuyên Quang
- Thực hiện trọn gói ly hôn với người nước ngoài tranh chấp tài sản nhanh chóng tại Trường Sơn, An Lão, Hải Phòng
- Thủ tục trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) Không tranh chấp tài sản nhanh chóng tại Hòa Bình, Bình Gia, Lạng Sơn
- Thủ tục trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài thoả thuận quyền nuôi con trọn gói tại Thành Sơn, Mai Châu, Hoà Bình