Chủ thể trong quan hệ pháp luật của Luật thương mại quốc tế 2022.

Chủ thể trong quan hệ pháp luật của Luật thương mại quốc tế

Cũng như các lĩnh vực khác, hoạt dộng thương mại quốc tế chịu sự điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật và những nguyên tắc pháp lí nhất định. Trong thời kì đầu tiên hình thành quan hộ thương mại quốc tế, thông qua việc trao dổi mua bán giữa các thương nhân của các nước khác nhau, những hành vi thương mại của các thương nhân này được điều chỉnh bởi chính các thoả thuận của họ. Những thỏa thuận này được gọi là “thoả thuận quân tử”, bởi vì nó được những thương nhân xác lập và tôn trọng thực hiện. Sau này, khi có sự can thiệp cùa nhà nước vào hoạt động thương mại quốc tế, những quy định pháp luật được nhà nước ban hành trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thương nhân và bảo về quyền lợi của nhà nước.

chu-the-trong-thuong-mai-quoc-te

Pháp nhân trong thương mại quốc tế:

Pháp nhân là tổ chức được nhà nước thành lập hoặc công nhận khi hội đủ các diều kiện pháp lí theo quy định của pháp luật. Pháp nhân với tư cách là chủ thể trong quan hệ thương mại nói chung và trong quan hệ thương mại quốc tế nói riêng được tồn tại dưới nhiều hình thức như công ty, hãng kinh doanh… Theo quy định của pháp luật nhiều nước trên thế giới, pháp nhân với tư cách chủ thể của quan hệ thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng được gọi là thương nhân. Các tiêu chuẩn pháp lí dể xác định tư cách thương nhân của pháp nhân được quy định trong luật thương mại của các nước.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và có quyền hoạt động trong phạm vi ngành nghề tại các địa bàn, dưới các hình thức, bằng các phương thức mà pháp luật không cấm (khoản 1.2 Điều 6 luật thương mại năm 2005).

Pháp nhân là tổ chức được nhà nước thành lập hoặc công nhận khi hội đủ các diều kiện pháp lí theo quy định của pháp luật. Pháp nhân với tư cách là chủ thể trong quan hệ thương mại nói chung và trong quan hệ thương mại quốc tế nói riêng được tồn tại dưới nhiều hình thức như công ty, hãng kinh doanh… Theo quy định của pháp luật nhiều nước trên thế giới, pháp nhân với tư cách chủ thể của quan hệ thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng được gọi là thương nhân. Các tiêu chuẩn pháp lí dể xác định tư cách thương nhân của pháp nhân được quy định trong luật thương mại của các nước.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và có quyền hoạt động trong phạm vi ngành nghề tại các địa bàn, dưới các hình thức, bằng các phương thức mà pháp luật không cấm (khoản 1.2 Điều 6 luật thương mại năm 2005).

Cá nhân trong thương mại quốc tế:

Cá nhân, với tư cách chủ thể trong thương mại quốc tế là thương nhân hội đủ các điểu kiên mà pháp luật quy định. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà luật pháp các nước có thể quy định một cách cụ thể hoặc không cụ thể các điểu kiện đối với cá nhân khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế với tư cách chủ thể.

Mặc dù có những quy định cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung khi đề cập việc xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ thương mại nói chung và quan hệ thương mại quốc tế nói riêng, luật pháp của hầu hết các nước đều dựa trên hai tiêu chuẩn pháp lý liên quan trực tiếp tới cá nhân đó là: Các điều kiện về nhân thân và các điều kiện về nghề nghiệp của cá nhân.

– Các điều kiện về nhân thân

Điều kiện nhân thân của cá nhân là điều kiện pháp lý gắn liền với một con người cụ thể. Theo quy định pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, việc xem xét điều kiện về nhân thân của một người để trở thành thương nhân không chỉ căn cứ vào năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người đó mà còn căn cứ vào những yêu cầu khác.

Nếu pháp luật không quy định cụ thể các điều kiện của chủ thể là cá nhân trong quan hệ của luật thương mại quốc tế cơ quan có thẩm quyền tước quyền tham gia kinh doanh hoặc không phải là người đang chấp hành án phạt tù…

– Điều kiện về nghề nghiệp

Theo quy định của luật pháp nhiều nước, đặc biệl là các nước phương Tây thì những người đang làm một số nghề nhất định sẽ không dược tham gia hoạt dộng thương mại, trong đó có hoạt động thương mại quốc tế.

Quốc gia trong thương mại quốc tế:

Trong thương mại quốc tế, quốc gia tham gia với tư cách chủ thể trong hai trường hợp:

Một là, kí kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về thương mại;

Hai là, tham gia giao dịch thương mại với các chủ thể khác như cá nhân và pháp nhân.

nguyên tắc chọn luật: về mặt lí luận, hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên chủ thể, do dó các bên có quyền thoả thuận tất cả những vấn đề mà pháp luật không cấm. Trên cơ sở của lí luận này, trong hợp đồng thương mại quốc tế, các bên có quyền thoả thuận tất cả những vấn đề mà pháp luật nơi kí kết hợp đồng không cấm, trong đó có cả việc chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Các bên có thể chọn luật do các bên mang quốc tịch, luật nơi kí kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng… Tuy nhiên, trong trường hợp hợp đồng mà một bên chủ thể là quốc gia thì vấn đề chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó không được đặt ra vì pháp luật áp dụng cho hợp đồng sẽ là pháp luật của quốc gia với tư cách chủ thể của quan hệ hợp đồng đó.

Như vậy, về mặt thực tế cũng như về mặt pháp lí, tất cả các quốc gia, không kể diện tích lớn hay nhỏ, dân cư nhiều hay ít, tiềm lực kinh tế mạnh hay yếu… khi tham gia kí kết các hợp đồng với thương nhân đều được hường quyền ưu đãi đặc biệt. Theo đó, quốc gia có quyền đương nhiên áp dụng luật của nước mình vào hợp đồng và nếu có tranh chấp xày ra thì được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Nội dung cùa quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là: Không cơ quan xét xử nào có quyền xét xử quốc gia; tài sản của quốc gia không bị áp để bảo đảm sơ bộ cho một vụ kiện và quốc gia sẽ không bị ràng buộc bởi các phán quyết của toà án nước ngoài chống lại quyền lợi cùa mình.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về chủ thể trong quan hệ pháp luật của luật thương mại quốc tế. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi  Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các luật sư chuyên môn khác.

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *