Phòng công chứng là gì? Được quy định như thế nào? Năm 2022.

Phòng công chứng là gì? Được quy định như thế nào?

Quy định về phòng công chứng

Phòng công chứng là gì?

Theo khoản 2 Điều 19 Luật Công chứng 2014 thì Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Đặc điểm của phòng công chứng

Theo quy định tại Điều 22 của Luật công chứng, văn phòng công chứng được cho là hợp pháp cần có các đặc điểm cơ bản sau:

  • Thành lập văn phòng công chứng phải có từ 2 công chứng viên hợp danh trở lên và không có thành viên góp vốn.
  • Người đại diện pháp luật của văn phòng công chứng phải là trưởng văn phòng (đây phải là công chứng viên hợp danh của văn phòng công chứng và có ít nhất 2 năm hành nghề).
  • Trụ sở văn phòng công chứng phải rõ ràng, cụ thể; có nơi cho công chứng viên và người lao động làm việc; có khu vực tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ.
  • Có con dấu văn phòng công chứng riêng: Văn phòng công chứng sẽ được khắc và sử dụng con dấu khi có quyết định cho phép thành lập. Mọi vấn đề liên quan đến thủ tục, hồ sơ xin khắc, quản lý và sử dụng con dấu đều được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
  • Quy định về tên gọi: Trong tên gọi phải bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo họ và tên của trưởng văn phòng hoặc một công chứng viên hợp danh nào đó được các thành viên thỏa thuận và đồng ý.
  • Có tài khoản riêng, tự chủ tài chính bằng các nguồn thu từ thù lao, phí công chứng, …

Điều kiện mở phòng công chứng

Theo khoản 2 Điều 18 Luật Công chứng 2014 thì Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.

Các thủ tục được thực hiện tại Văn phòng công chứng

Các thủ tục Văn phòng công chứng được thực hiện nêu tại Chương V Luật Công chứng gồm:

– Hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn.

– Hợp đồng, giao dịch do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

– Công chứng bản dịch…

Trong đó, một số loại hợp đồng, giao dịch có thể công chứng gồm:

– Hợp đồng thế chấp bất động sản;

– Hợp đồng uỷ quyền;

– Di chúc;

– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản…

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về phòng công chứng.  Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 0906.719.947,

Email: lienhe.luatvn@gmail.com

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *