Quy định pháp luật về công chứng viên năm 2023.

Quy định pháp luật về công chứng viên năm 2023

Quy định pháp luật về công chứng viên năm 2023

Công chứng viên là gì?

Công chứng viên là người chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

Chức năng xã hội của công chứng viên

Điều 3 Luật Công chứng viên 2014 quy định về chức năng xã hội của công chứng viên như sau: “Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.”

Nơi làm việc của Công chứng viên

Phạm vi hoạt động của nghề Công chứng viên rộng khắp cả nước.

  • Công chứng viên có thể hoạt động hành nghề ở các văn phòng công chứng.
  • Làm việc tại các tổ chức công chứng thuộc nhà nước.
  • Làm việc tại các Tòa án nhân dân của tỉnh, Trung ương, làm việc tại Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện,…

Theo quy định, Công chứng viên chỉ được làm việc tại một địa chỉ công chứng mà không được cùng một lúc hành nghề công chứng tại hai địa chỉ khác nhau. Chính vì vậy nếu bạn đang làm Công chứng viên tại một văn phòng công chứng này thì không thể làm thêm tại một văn phòng khác với chức danh tương đương.

Tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên

Các điều kiện, tiêu chí bắt buộc dành cho nghề này bao gồm:

  • Là công dân Việt Nam, đang có hộ khẩu thường trú tại nước Việt Nam.
  • Là người có nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt.
  • Tốt nghiệp ngành Luật với tấm bằng cử nhân.
  • Đã từng công tác với thời gian thực thi theo pháp luật đúng quy định từ 5 năm trở lên, có bằng luật tại các cơ quan thực thi pháp luật.
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật công chứng.
  • Đối với các trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng thì cần hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng 03 tháng.
  • Đối với các trường hợp không được miễn đào tạo nghề công chứng thì cần tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng kéo dài trong 12 tháng sau khi có bằng cử nhân luật.
  • Cần đảm bảo các yêu cầu liên quan đến kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh nan y, khó chữa.

Các trường hợp miễn đào tạo nghề công chứng

Người được miễn đào tạo nghề công chứng sẽ thuộc các trường hợp sau đây:

  • Người đã đảm nhiệm các vị trí thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên. Người đã làm việc trong vai trò luật sư từ 05 năm trở lên.
  • Người đã làm giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật.
  • Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
  • Theo quy định tại khoản 1 điều 10 của Luật công chứng, các đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng cần phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Khóa đào tạo kéo dài 3 tháng tại các cơ sở đào tạo nghề công chứng trước. Hoàn thành khóa học này, học viên sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và đủ tiêu chuẩn trở thành công chứng viên.

Trên đây là những quy định của pháp luật về công chứng viên. Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *