Muốn chuyển mục đích sử dụng rừng thì phải đáp ứng những điều kiện gì? Khi chuyển mục đích sử dụng rừng ai có thẩm quyền quyết định? Ngoài ra, có cần nhất thiết phải trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng không?
Muốn chuyển mục đích sử dụng rừng thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:
– Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
– Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
– Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Ai có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác?
Theo Điều 20 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:
– Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
– Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.
– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20 ha; rừng sản xuất dưới 50 ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.
Do đó, tùy vào tùy vào loại rừng mà việc chuyển mục đích sử dụng rừng sẽ thuộc thẩm quyền khác nhau. Cao nhất là thẩm quyền thuộc Quốc hội
Khi chuyển mục đích sử dụng rừng có cần trồng rừng thay thế không?
Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:
– Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.
– Chủ dự án quy định tại khoản 1 Điều này tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.
– Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế quy định tại khoản 1 Điều này nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
– Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế trong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định nội dung, trình tự, thủ tục, thời hạn thực hiện trồng rừng thay thế quy định tại Điều này.
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Muốn chuyển mục đích sử dụng rừng thì phải đáp ứng những điều kiện gì? Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Phường Tứ Hạ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Hồ sơ đang có hiệu lực, mua tại website, điền thông tin, nộp Toà án và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, giá khoảng 30,000 đồng.
- Thủ tục ly hôn với người nước ngoài phân chia nợ chung nhanh tại Phường Cam Lợi, Cam Ranh, Khánh Hòa
- Dịch vụ trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài phân chia khoản nợ chung nhanh chóng tại Ngọc Châu, Tân Yên, Bắc Giang
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Lăng, Tây Giang, Quảng Nam. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 70,000 đồng.
- Thủ tục ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) dành quyền nuôi con trọn gói tại Long An, Long Thành, Đồng Nai