Hợp đồng chuyển giao công nghệ là gì ?.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ là một loại hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết đến hoặc sử dụng bởi không phải là loại hợp đồng thông dụng. Theo dõi bài viết dưới đây của Zluat để biết Hợp đồng chuyển giao công nghệ là gì.

hơp đồng chuyển giao công nghệ

Khái niệm: Hợp đồng chuyển giao công nghệ là gì

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể thế về Hợp đồng chuyển giao công nghệ là gì. Khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về chuyển giao công nghệ như sau:

“Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

Dựa vào khái niệm trên, có thể hiểu Hợp đồng chuyển giao công nghệ là hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân chuyển giao cho nhau các đối tượng sở hữu công nghiệp như bí quyết, kiến thức kĩ thuật về công nghệ, các giải pháp kĩ thuật, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kĩ thuật, bản vẽ, sơ đồ kĩ thuật…

Việc chuyển giao công nghệ có thể được thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự hoặc thông qua việc góp vốn bằng giá trị công nghệ trong các dự án đầu tư.

Hình thức của Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:

“Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.”

Theo đó, hình thức của Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải là văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

Chủ thể trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Các bên chủ thể trong hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm Bên chuyển giao công nghệ và Bên nhận chuyển giao công nghệ.

Bên chuyển giao công nghệ là cá nhân, tổ chức, bao gồm:

  • Chủ sở hữu công nghệ: Chủ sở hữu công nghệ có thể là tác giả công nghệ đồng thời là tác giả công nghệ hoặc người không phải là tác giả của công nghệ. Chủ sở hữu công nghệ đồng thời là tác giả công nghệ khi họ trực tiếp sáng tạo ra công nghệ bằng chi phí của họ.
  • Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển. giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ, bao gồm: tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ ủy quyền chuyển giao công nghệ; tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ, sau đó chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho chủ thể khác với sự đồng ý của chủ sở hữu công nghệ.

Bên nhận công nghệ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sở hữu, sử dụng công nghệ và có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ trả phí cho bên chuyển giao công nghệ theo sự thỏa thuận giữa họ.

Đối tượng của Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Theo quy định tại Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, đối tượng công nghệ được chuyển giao bao gồm:

  • Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
  • Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
  • Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
  • Máy móc, thiết bị đi kèm các đối tượng trên.

Nội dung của Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Điều 23 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định nội dung cơ bản của Hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Tên công nghệ được chuyển giao.
  • Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
  • Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
  • Phương thức chuyển giao công nghệ.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Giá, phương thức thanh toán.
  • Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
  • Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
  • Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
  • Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
  • Phạt vi phạm hợp đồng.
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
  • Cơ quan giải quyết tranh chấp.
  • Nội dung khác do các bên thỏa thuận.

Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp phải đăng ký có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.

Như vậy, Zluat đã giải đáp thắc mắc của các bạn về Hợp đồng chuyển giao công nghệ là gì. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư giàu kinh nghiệp khác.

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *