ĐẶT CỌC VÀ PHẠT CỌC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NĂM 2022.

ĐẶT CỌC VÀ PHẠT CỌC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NĂM 2022

đặt cọc

Đặt cọc là biện pháp đảm bảo thường thấy được sử dụng hàng ngày qua các giao dịch mua bán. Có thể ở đâu đó bạn đã nghe tới các nội dung như đặt cọc mua bán nhà, đặt cọc mua đất, đặt cọc mua xe, đặt cọc thực hiện hợp đồng…Vậy đặt cọc là gì?

Đặt cọc là gì?

Khái niệm về đặt cọc được quy định tại khoản 1 điều 328 luật dân sự 2015 cụ thể như sau:

  1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
  2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tài sản sử dụng để đặt cọc

Tài sản đặt cọc là tiền, kim khí, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Vì trong quan hệ đặt cọc thì bên đặt cọc phải giao tái sản cho bên nhận đặt cọc nên tài sản đặt cọc phải là những loại tài sản dễ dàng chuyển giao, bảo quản.

Thông thường đặt cọc bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, cho nên sau khi các bên giao kết hợp đồng thì đặt cọc chấm dứt và tài sản đặt cọc có thể trở thành tài sản thanh toán hợp đồng. Đặt cọc cũng có thể chỉ bảo đảm cho thực hiện hợp đồng nếu sau khi giao kết hợp đồng các bên mới thỏa thuận về đặt cọc.

Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận đặt cọc bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng.

Nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc

  • Đối với bên đặt cọc:

-Điều 38 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định bên đặt cọc có các quyền và nghĩa vụ sau:

1. Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

2. Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc hoặc đưa tài sản đặt cọc tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc đồng ý;

3. Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.

Chi phí hợp lý này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

4. Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc được sở hữu tài sản đặt cọc;

5. Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

  • Đối với bên nhận đặt cọc:

Bên nhận đặt cọc có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc;

2. Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng;

3. Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;

4. Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc;

5. Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Xử lý tài sản đặt cọc

Trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đã đặt cọc trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ vào phần nghĩa vụ của chủ tài sản đặt cọc.

Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; còn nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiên hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015)

Phạt cọc

Phạt cọc được hiểu là bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết, không thực hiện hợp đồng đã xác lập thì ngoài việc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc còn bị phạt một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc.

  • Bản chất của phạt cọc

Do bản chất của đặt cọc là thỏa thuận dân sự giữa các bên nên các bên có thể thỏa thuận phạt cọc gấp 2 đến nhiều lần giá trị tài sản đặt cọc và thỏa thuận phạt cọc này phải ghi trong hợp đồng. Đối tượng của phạt cọc chỉ có thể là tiền, khi bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết thì sẽ bị phạt tiền, số tiền tương ứng với giá trị tài sản đặt cọc.

  • Đối tượng của phạt cọc

Đối tượng của phạt cọc chỉ có thể là tiền nhằm ổn định các quan hệ dân sự, chống việc lừa dối, đề cao trách nhiệm của các bên trong giao dịch dân sự, nên trường hợp mức phạt quá cao như gấp 1000 lần, 10.000 lần nhiều trường hợp sẽ bị vô hiệu.

Pháp luật quy định khi các bên ký kết hợp đồng đặt cọc nhưng không thỏa thuận mức phạt cọc thì khi tranh chấp cách tính mức phạt cọc sẽ như sau:

1. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 363 BLDS.

2. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc.

Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.

3. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu.

Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 146 BLDS.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong trường hợp nào

Giao dịch đặt cọc vô hiệu trong các trường hợp sau:

– Người tham gia đặt cọc không có năng lực hành vi dân sự

– Người tham gia giao dịch bị lừa dối, cưỡng ép

– Tài sản đặt cọc là loại tài sản pháp luật cấm lưu thông

– Nội dung giao dịch trái quy định của pháp luật

– Giao dịch đặt cọc không lập thành văn bản theo quy định.

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đặt cọc

Bước 1: Trích dẫn các quy định pháp luật về đặt cọc để làm căn cứ soạn thảo hợp đồng căn cứ theo khoản 2 điều 328 bộ luật dân sự 2015

Bước 2: Lên sơ bộ những nội dung chính trong hợp đồng đặt cọc

Bước 3: Xác định những vấn đề cần lưu ý trong hợp đồng đặt cọc gồm các nội dung:

– Ghi rõ giá trị đặt cọc, giá trị giao dịch mà hợp đồng đặt cọc dùng để đảm bảo. Một số trường hợp không ghi rõ giá trị giao dịch, khi xảy ra có tranh chấp đẩy giá trị giao dịch lên cao để bên đặt cọc không thể thực hiện

– Xác định cụ thể thời gian đặt cọc từ thời điểm nào đến thời điểm nào? Hình thức, địa điểm thanh toán tiền cọc, mức phạt cọc đối với trường hợp hủy giao dịch

– Cách thức giải quyết tranh chấp, tòa án giải quyết tranh chấp. Thông thường khi giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án, tòa án giải quyết tranh chấp sẽ là tòa nơi bị đơn cư trú, tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận tòa án giải quyết để việc xử lý đơn giản hơn.

– Mức phạt cọc do hai bên quy định, tại khoản 2 điều 328 quy định nếu không có thỏa thuận thì mức phạt cọc sẽ tương đương với mức đặt cọc, tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận mức phạt cọc cao hơn hoặc thấp hơn theo nhu cầu.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định về vấn đề quy định của pháp luật về đặt cọc và phạt cọc năm 2022.

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *