(Zluat) – Công ty có được thay đổi vị trí làm việc của người lao động sau khi nghỉ thai sản không, có thể ghi trong quy chế công ty hoặc thoả thuận riêng với người lao động được không? Bạn đọc H.L.H hỏi.
Tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản”.
Theo quy định này, sau khi nghỉ chế độ thai sản theo quy định thì người lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản. Người sử dụng lao động chỉ có thể chuyển người lao động sang làm công việc khác khi công việc cũ không còn, với điều kiện là mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 29, Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, thời gian tạm chuyển làm công việc khác nêu trên không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm. Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Mặt khác, Luật Lao động hiện hành cũng không có quy định cấm việc người sử dụng lao động và người lao động sau khi nghỉ chế độ thai sản thỏa thuận với nhau về việc thay đổi công việc. Do đó, người sử dụng lao động vẫn có quyền thương lượng, thảo thuận với người lao động về việc thay đổi công việc sau khi người lao động kết thúc thời gian nghỉ thai sản. Tuy nhiên, việc thay đổi công việc này chỉ hợp pháp khi được người lao động đồng ý, và thực hiện theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động năm 2019 về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động cũng có quyền đưa các nội dung liên quan đến việc thay đổi công việc sau khi người lao động kết thúc thời gian nghỉ thai sản vào nội quy hoặc quy chế của mình. Tuy nhiên, các nội dung này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nêu trên.
Thạc sĩ, Luật sư NGUYỄN ĐỨC HÙNG
Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
Giao kết hợp đồng lao động thời hạn 01 năm có được đóng bảo hiểm xã hội không?
- Dịch vụ luật sư bào chữa tại Huyện Quế Võ.
- Bộ luật hồng đức bảo vệ quyền lợi cho ai? [2023].
- Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài phân chia khoản nợ chung trọn gói tại Tân Tiến, Gia Lộc, Hải Dương
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Mỹ Thành, Mỹ Lộc, Nam Định, chỉ từ 60.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Long.
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Nga Trường, Nga Sơn, Thanh Hóa, chỉ từ 50.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư và Cộng sư.