Tài sản cố định là gì? Phân loại tài sản cố định
Khái niệm tài sản cố định là gì? Điều kiện, tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định? Phân loại tài sản cố định? Bài viết dưới đây Zluat sẽ làm rõ vấn đề này
Khái niệm tài sản cố định là gì?
Hiện nay, trong các quy định pháp luật không có khái niệm chung về tài sản cố định nhưng để được xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên…
Tuy nhiên, theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài sản cố định như sau:
– Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
– Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Phân loại tài sản cố định
Theo Điều 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC và Khoản 2, Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC, Căn cứ vào mục đích sử dụng doanh nghiệp tiến hành phân loại tài sản cố định như sau:
– Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
– Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
– Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi tài sản cố định đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
– Tài sản cố định tương tự: là tài sản cố định có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
– Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Đối với tài sản cố định hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau:
Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu tầu, cầu cảng, ụ triền đà.
Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu,dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ.
Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải.
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt.
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh…; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò…
Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.
+ Tài sản cố định vô hình: quyền sử dụng đất theo quy định của Thông tư này, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
– Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. Các tài sản cố định này cũng được phân loại theo quy định tại điểm 1 nêu trên.
– Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ là những tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tiêu chuẩn, điều kiện ghi nhận tài sản cố định
Theo Điều 3, Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định bắt buộc phải đáp ứng thỏa mãn 3 yếu tố dưới đây:
- Doanh nghiệp sử dụng tài sản cho mục đích kinh doanh và đảm bảo chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai;
- Thời gian tối thiểu sử dụng từ một năm trở lên;
- Nguyên giá ban đầu của tài sản được xác định dựa trên hóa đơn chứng từ có giá trị từ mức 30.000.000 đồng trở lên.
Lưu ý:
– Trong trường hợp doanh nghiệp có hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết hoạt động với nhau, mỗi bộ phận cấu thành độc lập về thời gian sử dụng, chức năng hoạt động, theo dõi quản lý riêng thì mỗi một bộ phận tài sản phải đồng thời thỏa mãn 3 tiêu chuẩn tài sản cố định thì được ghi nhận là TSCĐ hữu hình;
– Trường hợp tài sản là súc vật làm việc hoặc tạo ra sản phẩm thì mỗi con súc vật thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn tài sản cố định được ghi nhận là TSCĐ hữu hình;
– Trường hợp đối với vườn cây lâu năm, nếu cả mảnh vườn hoặc mỗi loại cây thỏa mãn 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định thì được xác định là TSCĐ hữu hình;
– Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện như: đảm bảo về dự định hoàn thành, khả thi về mặt kỹ thuật, có lợi ích kinh tế trong sử dụng và bán tài sản, xác định được chắc chắn và rõ ràng về chi phí hình thành TSCĐ cũng như thời gian tối thiểu tài sản có thể sử dụng;
– Trường hợp chi phí phát sinh khi thành lập doanh nghiệp, đào tạo nhân viên, giai đoạn nghiên cứu, chuyển dịch địa điểm, tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu… thì không ghi nhận là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ trực tiếp vào chi phí kinh doanh thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định hiện hành;
– Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả ba tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định trên thì doanh nghiệp thực hiện hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào đầu chi phí.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về khái niệm và phân loại tài sản cố định. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các luật sư chuyên môn khác.
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đơn phương tranh chấp quyền nuôi con nhanh tại Phường Kỳ Thịnh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh
- Thực hiện trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp tài sản nhanh chóng tại Diên Hòa, Diên Khánh, Khánh Hòa
- Tư vấn thuế bảo vệ môi trường tại Huyện Ninh Sơn.
- Trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) Không có con chung nhanh tại Nà Phòn, Mai Châu, Hoà Bình
- Trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) chia tài sản chung và nợ chung nhanh tại Phường Trung Minh, Hòa Bình, Hoà Bình