Quy định về thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội.. Trợ giúp xã hội được hiểu là sự trợ giúp của nhà nước hoặc các tổ chức xã hội dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn mà họ không thể tự mình vượt qua. Điều dưỡng, chăm sóc dài hạn tại các cơ sở bảo trợ xã hội là một hình thức trợ giúp xã hội dành cho đối tượng hưởng trợ cấp xã hội.
Theo căn cứ tại Điều 24, Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định có 04 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Như vậy cụ thể các đối tượng này được tiếp nhận vào các cơ sở trợ giúp xã hội theo thủ tục nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều 28, Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
Quy định về thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 24, Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về các đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng, trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo, người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội, trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội.
Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng này được quy định như sau:
– Đối tượng hoặc người giám hộ có giấy tờ theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 27 Nghị định 20/2021/NĐ-CP (bao gồm tờ khai của đối tượng, bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch, bản sao Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp là người khuyết tật) gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày làm việc, trừ những thông tin về HIV của đối tượng;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định và chuyển hồ sơ của đối tượng đến cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn quản lý; sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét chuyển hồ sơ đến người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;
– Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Quy định về thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội. Do đó giúp các vị khán giả hiểu rõ hơn về Quy định về thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội.
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: [email protected]