Quy định pháp luật về mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
Tài sản công là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm:
– Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
– Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
– Tài sản công tại doanh nghiệp;
– Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước;
– Đất đai và các loại tài nguyên khác.
Điều kiện để được mua sắm tài sản công phục vụ cho hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Tại Điều 52 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:
Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
1. Việc mua sắm cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản công khác được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức;
b) Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản.
2. Không bố trí ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản công chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
3. Phương thức mua sắm tài sản công, hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 31 của Luật này.
Căn cứ theo đó việc mua sắm cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản công khác được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức;
– Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản.
Thẩm quyền quyết định cho mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Tại Điều 37 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định cho mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
– Đối với trường hợp mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập phải lập thành dự án đầu tư thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
– Các trường hợp khác không thuộc phạm vi của trường hợp trên thì thẩm quyền quyết định được xác định theo khoản 2 Điều 37 này như sau:
Mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
…
2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định mua sắm tài sản (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị;
d) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm tài sản, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản nay.
Trên đây là những quy định của pháp luật về mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước. Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
- Trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) chia tài sản chung và nợ chung nhanh chóng tại Mường Chiên, Quỳnh Nhai, Sơn La
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Tịnh Ấn Tây, Quảng Ngãi, Quảng Ngãi. Hồ sơ hiện tại, chuyển khoản, điền thông tin, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, chỉ khoảng 70,000 đồng.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đơn phương phân chia nợ chung nhanh tại Thanh Đình, Việt Trì, Phú Thọ
- [Hội An – QUẢNG NAM] Thực hiện trọn gói ly hôn THUẬN TÌNH (ĐỒNG THUẬN) thoả thuận quyền nuôi con trọn gói 2024
- [2023] Luật sư Đất đai Đăk Nông.