Trường hợp giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập
Khái niệm cơ sở trợ giúp xã hội
Cơ sở trợ giúp xã hội là tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ, chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng BTXH (người già, trẻ em, người tàn tật, khuyết tật, tâm thần) là mục tiêu của ASXH. Các đối tượng này phải có nhà ở và nơi ở bảo đảm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của các đối tượng này.
Cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm:
+ Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
+ Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
Theo đó, có một số đặc điểm cơ bản của cơ sở trợ giúp xã hội:
– Cơ sở trợ giúp xã hội là một tổ chức được thành lập hợp pháp theo pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, đồng thời được chứng nhận thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền quản lý về chính sách xã hội (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội)
– Cơ sở trợ giúp xã hội có tư cách pháp nhân: Tự chịu trách nhiệm về tài sản của mình, có tài sản độc lập (có tài khoản riêng), có con dấu riêng
– Tên cơ sở trợ giúp xã hội: Có tên riêng không bị trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của cơ sở khác đã được đăng ký trước đó. Tên của cơ sở trợ giúp xã hội cũng phải đảm bảo không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Phạm vi hoạt động trên lãnh thổ: cơ sở trợ giúp xã hội phải hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (trong một huyện, liên huyện, trong một tỉnh, liên tỉnh) và phải có trụ sở cho các cơ sở hoạt động (thể hiện qua quyền sử dụng đất đối với địa điểm đặt cơ sở).
Giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập
Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập là cơ sở là pháp nhân hoạt động hợp pháp. Pháp nhân giải thể được coi là chấm dứt sự tồn tại của tổ chức hoạt động độc lập (về tài sản, có tài khoản riêng, có trụ sở riêng, có khả năng đại diện chính mình tham gia quan hệ pháp luật) trong các quan hệ pháp luật.
Bởi đó, giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập là chấm dứt sự tồn tại của cơ sở này trong các quan hệ pháp luật.
Các trường hợp cơ sở trợ giúp xã hội bị giải thể
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ, cơ sở trợ giúp xã hội bị giải thể trong 04 nhóm trường hợp sau:
Cơ sở bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập
Cơ sở bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập trong các trường hợp sau:
– Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập nhưng cơ sở chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền
– Giấy chứng nhận đăng ký thành lập được cấp cho cơ sở không đúng quy định của pháp luật
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (Chủ yếu là các trường hợp vi phạm pháp pháp luật làm ảnh hưởng đến giá trị của giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội.)
Đây là các trường hợp có vi phạm về pháp luật trong quá trình thành lập và hoạt động hoặc không sử dụng giấy chứng nhận đăng ký thành lập sau khi đăng ký (dẫn đến không có giá trị sử dụng) dẫn đến thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
Cơ sở không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật và có kiến nghị của cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương
Tức là, cơ sở trợ giúp xã hội này có cả 02 yếu tố sau:
– Không đủ điều kiện hoạt động, bao gồm không đủ các điều kiện sau:
+ Không đủ điều kiện đăng ký thành lập (như đã nêu trên, trường hợp này cũng có thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập)
+ Không đủ điều kiện về vật chất
+ Không đủ điều kiện về môi trường (cơ sở phải đặt tại địa điểm tiện tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng, có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt. Nếu không đáp ứng một trong các điều kiện này thì được coi là không đủ điều kiện về môi trường).
+ Không đủ điều kiện về nhân lực (cá nhân làm việc cho cơ sở trợ giúp xã hội, trực tiếp thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng của cơ sở trợ giúp xã hội, gọi là nhân viên trợ giúp xã hội)
Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở có đề nghị giải thể
Đây là trường hợp các cá nhân, tổ chức sáng lập nên cơ sở trợ giúp xã hội tự nguyện giải thể cơ sở khi cơ sở vẫn hoạt động ổn định, có khả năng thanh toán đối với các nghĩa vụ tài chính. Các lý do giải thể trong trường hợp này rất phong phú, đa dạng, người được phong phú, đa dạng, xuất phát từ các ý chí chủ quan của tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội. Trong trường hợp này đề nghị giải thể do cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương giải quyết.
Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Các trường hợp giải thể theo yêu cầu, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giải thể do các vấn đề xã hội bắt buộc, hết thời hạn hoạt động, hoặc đơn giản là một trong các nguyên nhân giải thể được nêu trong Điều lệ của cơ sở trợ giúp xã hội.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Trường hợp giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình phân chia nợ chung nhanh tại Nhơn Ninh, Tân Thạnh, Long An
- Trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp nợ chung trọn gói tại Phường Máy Tơ, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng
- [Ninh Hòa – KHÁNH HÒA] Trọn gói ly hôn CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI tranh chấp tài sản chung nhanh 2024
- Trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài thoả thuận quyền nuôi con nhanh tại Thẩm Dương, Văn Bàn, Lào Cai
- Thủ tục trọn gói ly hôn Thuận tình phân chia quyền nuôi con trọn gói tại Mỹ Long, Cao Lãnh, Đồng Tháp