Thủ tục tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước năm 2023.

Thủ tục tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước năm 2023

Trường hợp nào tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước? Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước? Trình tự, thủ tục tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước?

Thủ tục tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước năm 2023

Tài sản công là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm:

– Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

– Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

– Tài sản công tại doanh nghiệp;

– Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước;

– Đất đai và các loại tài nguyên khác.

Các trường hợp tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước

Điều 46 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 quy định về tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước như sau:

– Tài sản công bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.

– Hình thức tiêu hủy tài sản công bao gồm:

+ Sử dụng hóa chất;

+ Sử dụng biện pháp cơ học;

+ Hủy đốt, hủy chôn;

+ Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan nhà nước có tài sản hoặc cơ quan, đơn vị khác thuộc phạm vi quản lý có chức năng tiêu hủy thực hiện việc tiêu hủy tài sản công theo các hình thức quy định nêu trên và pháp luật có liên quan.

Thủ tục tiêu hủy tài sản công của cơ quan nhà nước gồm những giấy tờ gì?

Trình tự, thủ tục tiêu huỷ tài sản công được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 151/2017/NĐ-CP  như sau:

“Điều 33. Trình tự, thủ tục tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước

1. Khi có tài sản công thuộc các trường hợp phải tiêu hủy, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị tiêu hủy tài sản công gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định này xem xét, quyết định.

Hồ sơ đề nghị tiêu hủy tài sản công gồm:

a) Văn bản đề nghị tiêu hủy tài sản công của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó nêu rõ hình thức tiêu hủy, trách nhiệm tổ chức tiêu hủy tài sản, dự kiến kinh phí tiêu hủy): 01 bản chính;

b) Văn bản đề nghị tiêu hủy tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;

c) Danh mục tài sản đề nghị tiêu hủy (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do tiêu hủy): 01 bản chính;

d) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị tiêu hủy tài sản (nếu có): 01 bản sao”.

Theo đó, trình tự tiêu hủy tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tương tự như trên.

Nội dung của Quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước gồm

Theo khoản 2 Điều 33 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định này quyết định tiêu hủy tài sản công hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị tiêu hủy không phù hợp.

Nội dung chủ yếu của Quyết định tiêu hủy tài sản công gồm:

– Cơ quan nhà nước có tài sản tiêu hủy;

– Danh mục tài sản tiêu hủy (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do tiêu hủy);

– Hình thức tiêu hủy;

– Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài sản (theo nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công).

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tiêu hủy của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao nhiệm vụ tiêu hủy tài sản công có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tiêu hủy tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản tiêu hủy hạch toán giảm tài sản; báo cáo kê khai biến động tài sản công theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định này.

– Kinh phí tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Theo đó, trong nội dung của Quyết định tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm: (1) Cơ quan nhà nước có tài sản tiêu hủy; (2) Danh mục tài sản tiêu hủy (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do tiêu hủy); (3) Hình thức tiêu hủy; (4) Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài sản (theo nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công).

Trên đây là những quy định của pháp luật về Thủ tục tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước năm 2023. Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *