Quy định trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học năm 2023.

Quy định trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học

Quy định trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học
Căn cứ pháp lý

– Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

– Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

– Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Phạm vi điều chỉnh của Luật Giáo dục đại học

Căn cứ vào Điều 1 của Luật Giáo dục đại học quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật này như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học.”

Do đó, “cơ sở giáo dục đại học” là Cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ giáo dục phổ thông, hoạt động khoa học – kỹ thuật và phục vụ cộng đồng. Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm trường đại học, trường cao đẳng và cơ sở giáo dục với tên gọi khác, theo quy định của pháp luật. Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, phát triển vùng của đất nước.

– Trong đó, đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung. Đại học vùng là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực ở các trình độ của giáo dục đại học và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng, miền và cả nước.

– Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.

Quy định trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học

Đối tượng áp dụng của Luật Giáo dục đại học

Căn cứ vào Điều 2 của Luật Giáo dục đại học thì những đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ sở giáo dục đại học, tổ chức và cá nhân có liên quan đến giáo dục đại học.

Viện hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ thực hiện tuyển sinh và đào tạo theo quy định của Luật này.”

– Ví dụ: Cơ sở giáo dục đại học như Trường Đại học Luật Hà Nội là đối tượng áp dụng của Luật này. Giảng viên các trường đại học là các cá nhân có liên quan đến giáo dục đại học cũng là đối tượng áp dụng của Luật này.

– Theo Từ điển Tiếng Việt thì “viện hàn lâm” được hiểu là tổ chức mà thành viên là những nhà khoa học hay những văn nghệ sĩ nổi tiếng ở một số nước; ví dụ Viện hàn lâm Pháp, Viện hàn lâm mỹ thuật.

 

Quy định trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học

Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học

Căn cứ theo Điều 6 của Luật Giáo dục đại học thì trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học quy định như sau:

– Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

– Hình thức đào tạo để cấp văn bằng các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa. Đào tạo từ xa là hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí là không cùng địa điểm. Loại hình học tập này dường như đã phá bỏ hoàn toàn giới hạn về không gian và thời gian, giúp những học viên vốn không thể đến lớp học vì lý do sức khỏe, phương tiện đi lại,… có thể học bất cứ lúc nào.Việc chuyển đổi giữa các hình thức đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc liên thông.

– Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức hoạt động giáo dục thường xuyên, cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận phù hợp với ngành, lĩnh vực đào tạo của mỗi cơ sở theo quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

– Chính phủ quy định trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù

Điều 14 của Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học quy định trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù như sau:

– Trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù là trình độ của người đã tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù sau đây:

+ Chương trình có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương hoặc có khối lượng học tập từ 30 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học.

+ Chương trình có khối lượng học tập từ 90 tín chỉ trở lên đối với người có trình độ tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Căn cứ theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam, các bậc trình độ của Khung trình độ quốc gia Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025 như sau:

Điều 1. Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam với những nội dung sau đây:

Cấu trúc:

Cấu trúc Khung trình độ quốc gia Việt Nam như sau:

a) Bậc trình độ:

Bao gồm 8 bậc: Bậc 1 – Sơ cấp I; Bậc 2 – Sơ cấp II, Bậc 3 – Sơ cấp III, Bậc 4 – Trung cấp; Bậc 5 – Cao đẳng; Bậc 6 – Đại học; Bậc 7 – Thạc sĩ; Bậc 8 – Tiến sĩ.”

– Theo đó, Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 7 được cấp bằng thạc sĩ. Người có bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo có khối lượng học tập tối thiểu 150 tín chỉ, đáp ứng chuẩn đầu ra tương đương Bậc 7 được công nhận có trình độ tương đương Bậc 7.

Người có trình độ tương đương Bậc 7, hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa có khối lượng học tập tối thiểu 90 tín chỉ và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương Bậc 8 được công nhận có trình độ tương đương Bậc 8. Bậc 8 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 90 tín chỉ đối với người có bằng thạc sĩ, tối thiểu 120 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp đại học. Và người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 8 được cấp bằng tiến sĩ.

– Căn cứ vào quy định về điều kiện đầu vào, khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra và các chuẩn khác trong chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù được xếp vào bậc tương ứng trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Quy định trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *