Quy định về thanh lý hợp đồng dân sự năm 2023.

Quy định về thanh lý hợp đồng dân sự năm 2023

Hợp đồng cần được thanh lý trong những trường hợp nhất định. Vậy thanh lý hợp đồng được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Nam Sơn sẽ làm rõ vấn đề này.

 thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng dân sự là gì?

Thanh lý hợp đồng là sự ghi nhận thể hiện dưới hình thức là một biên bản ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên, sau khi hoàn tất một công việc nào đó đã được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng và các chi phí phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ký tên.

Các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức thường sử dụng thanh lý hợp đồng trong các giao dịch dân sự và thực hiên hợp đồng làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng. Đặc biệt, trong một số trường hợp, khi thực hiện thanh lý hợp đồng, các bên sẽ giảm thiểu được những tranh chấp pháp lý không đáng có.

Các trường hợp cần thanh lý hợp đồng

Về bản chất, thanh lý hợp đồng được tiến hành sau khi hai bên đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ cũng như được hưởng các quyền tương ứng thì sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng hoặc vẫn có thể thanh lý hợp đồng kể cả khi nghĩa vụ chưa được thực hiện hết những nội dung quy định trong hợp đồng nhưng các bên thỏa thuận tiến tới thanh lý hợp đồng

Các trường hợp thanh lý hợp đồng thường gặp gồm:

  • Hoàn thành hợp đồng
  • Theo các bên thỏa thuận
  • Cá nhân, pháp nhân chấm dứt tồn tại mà yêu cầu hợp đồng phải do những người/tổ chức này thực hiện
  • Hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng
  • Không thể thực hiện hợp đồng do đối tượng không còn
  • Khi hoàn cảnh cơ bản thay đổi vì nguyên nhân khách quan, các bên không thể lường được sự thay đổi hoàn cảnh
  • Trường hợp khác do luật định

Nguyên tắc thanh lý hợp đồng

Nguyên tắc thanh lý hợp đồng sẽ được thực hiện theo nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân, trong đó luôn tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, đảm bảo là không trái quy định của pháp luật được quy định tại điều 3 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.”

Thủ tục thanh lý hợp đồng

Thủ tục thanh lý hợp đồng sẽ được thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận về việc thanh lý/ chấm dứt hợp đồng

Thanh lý/ chấm dứt hợp đồng khi có sự đồng nhất của các bên thường áp dụng khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng. Do vậy thủ tục thông báo để thanh ký, chấm dứt hợp đồng khá đơn giản và không bị ràng buộc về nghĩa vụ báo trước hay đối soát công nợ về nghĩa vụ còn lại.

Bước 2: Đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên

Khi một bên trong các bên tham gia hợp đồng đơn phương hủy bỏ/ chấm dứt hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản mà 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên đơn phương hủy bỏ/ chấm dứt hợp đồng sẽ cần:

– Gửi thông báo cho đối tác trong đó lưu ý thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký.

– Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần thực hiện theo quy định tại Điều 424, 425, 426 Bộ luật dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.

Khi thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng thì các bên soạn thảo hợp đồng cần chú ý những nội dung sau:

+ Khi thanh lý hợp đồng cần dựa vào những căn cứ và quy định pháp luật được nêu trong hợp đồng và các điều khoản để làm căn cứ thanh lý hợp đồng chính đã giao kết bởi biên bản thanh lý hợp đồng thường không bao giờ đi một mình mà nó được lập trên cơ sở một hợp đồng khác. Những căn cứ này rất quan trọng trong việc xác định vì sao hợp đồng lại chấm dứt. Việc thanh lý cần phải có sự đồng nhất các điều khoản áp dụng từ hợp đồng chính để đối chiếu điều khoản sang hợp đồng thanh lý.

+ Nội dung biên bản cần ghi rõ thông tin cá nhân các bên, quy trình thực hiện xong nghĩa vụ như thế nào về công việc, thanh toán của các bên và dựa vào đó 2 bên phải cam kết sau này không thể xuất hiện tranh chấp xảy ra đối với nội dung này;

+ Trong hợp đồng thanh lý cần nêu rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo hành của bên cung cấp dịch vụ sẽ vẫn còn hiệu lực sau khi 2 bên tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng và hiệu lực này phải kéo dài cho đến thời gian mà các bên thỏa thuận trước đó.

Với trường hợp các bên chấm dứt hợp đồng do phương tự chấm dứt hợp đồng thì bên còn lại phải nêu rõ cách thức giải quyết như bồi thường giá trị hợp đồng, thời hạn thực hiện trách nhiệm thanh toán khoản vi phạm sau khi biên bản thanh lý được các bên đồng ý ký vào.

Khi các bên thực hiện thanh lý Hợp Đồng thì biên bản thanh lý này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký. Các bên sẽ không còn bất kỳ quyền hạn, trách nhiệm gì liên quan đến hợp Đồng và cam kết không khiếu nại gì đối với Hợp Đồng sau khi ký Biên bản.

Trên đây là những quy định của pháp luật về thanh lý hợp đồng.  Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *