01 số quy định về điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là gì? Pháp luật quy định như thế nào về điều ước quốc tế? Bài viết sau đây Zluat xin được giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này.
Điều ước quốc tế là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định như sau:
Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều luật này cũng quy định:
Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là điều ước đang có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguyên tắc ký kết và thực hiện
Nguyên tắc ký kết và thực hiện được quy định tại Điều 3 Luật Điều ước quốc tế 2016 bao gồm:
Không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế
Điều ước được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác;
b) Điều ước liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Điều ước về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội, tài chính, tiền tệ;
d) Điều ước làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
đ) Điều ước được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Điều ước được ký kết nhân danh Chính phủ theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
Ngôn ngữ, hình thức của điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế hai bên phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.
Trong trường hợp điều ước quốc tế được ký kết bằng nhiều thứ tiếng thì các văn bản có giá trị ngang nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.
Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký kết bằng tiếng nước ngoài thì trong hồ sơ đề xuất ký kết phải có bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế đó.
Trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên thì trong hồ sơ trình phải có dự thảo văn bản liên quan đến bảo lưu, tuyên bố đó bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài được sử dụng để thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
Bản chính điều ước quốc tế hai bên của phía Việt Nam phải được in trên giấy điều ước quốc tế, đóng bìa theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.
Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước đó, trừ Hiến pháp.
Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.
Giám sát hoạt động ký kết và thực hiện
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước.
Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế tuân theo quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội.
Trên đây là những quy định của pháp luật về 01 số quy định về điều ước quốc tế Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
- Thủ tục ly hôn Thuận tình Không chia tài sản nhanh tại Ninh Sơn, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- [Phú Xuyên – HÀ NỘI] Thủ tục trọn gói ly hôn ĐỒNG THUẬN (THUẬN TÌNH) phân chia nợ chung nhanh chóng 2024
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Phường Kỳ Sơn, Hòa Bình, Hoà Bình. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 40,000 đồng.
- [Quận Thanh Xuân – HÀ NỘI] Dịch vụ trọn gói ly hôn THUẬN TÌNH (ĐỒNG THUẬN) thoả thuận quyền nuôi con nhanh chóng 2024
- Dịch vụ trọn gói ly hôn với người nước ngoài Không tranh chấp tài sản – tại Canh Liên, Vân Canh, Bình Định