Quy định về đối tượng không phải đóng học phí và đối tượng được miễn học phí
Căn cứ pháp lý
– Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.
– Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính Phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Học phí là gì?
Ngày 27 tháng 8 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn học phí. hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Vì vậy, học phí là khoản tiền mà người học phải bỏ ra để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí cho dịch vụ giáo dục và đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục và đào tạo quy định tại nghị định này.
Đối tượng không phải đóng học phí
Đối tượng không phải đóng học phí được quy định tại Điều 14 Nghị định 81/2021/NĐ-CP gồm những người học sau:
– Học sinh thuộc cấp tiểu học tại các trường công lập.
– Người đang theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 62 của Luật Giáo dục đại học như sau:
“Điều 62. Chính sách đối với người học
- Người học trong cơ sở giáo dục đại học được hưởng các chính sách về học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, tín dụng giáo dục, miễn, giảm phí dịch vụ công cộng theo quy định của Luật Giáo dục.
- Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp bọc bổng, trợ cấp xã hội.”
Đối tượng được miễn học phí
Đối tượng được miễn học phí được quy định tại Điều 15 Nghị định 84/2021/NĐ-CP gồm những người học sau:
– Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Tức người học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ; thì được hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người có công với cách mạng ví dụ như:
Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.
– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
-Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
– Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
– Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này được miễn học phí từ năm học 2024 – 2025 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2024).
– Học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022 – 2023 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2022).
– Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP.
– Học sinh trung học cơ sở không thuộc nhóm đối tượng ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì được miễn học phí từ năm học 2025 – 2026 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2025).
– Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Cử tuyển là việc tuyển sinh qua phương thức xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp đối với người học là người dân tộc thiểu số rất ít người và người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
– Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
– Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
– Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
– Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 57/2017/NĐ-CP, bao gồm: “Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ (sau đây gọi là dân tộc thiểu số rất ít người)”.
– Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.
– Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
– Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.- Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Quy định về đối tượng không phải đóng học phí và đối tượng được miễn học phí
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- Thủ tục ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) thoả thuận quyền nuôi con nhanh tại Phường Trường Chinh, Kon Tum, Kon Tum
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Ia Yeng, Phú Thiện, Gia Lai, chỉ từ 60.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Đặng Khoa Nam.
- Dịch vụ luật sư thừa kế tại Huyện Sông Lô.
- Dịch vụ ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) dành quyền nuôi con nhanh tại Trường Sa, Trường Sa, Khánh Hòa
- Giấy đơn Ly hôn Đơn phương kèm hướng dẫn Ly hôn Đơn phương tại Mai Hạ, Mai Châu, Hoà Bình. Giấy hiện nay, thanh toán Online, điều mẫu, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, giá chỉ khoảng 40,000 đồng.