Giáo dục người khuyết tật được quy định như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Giáo dục đối với người khuyết tật?
Điều 27 Luật Người khuyết tật 2010, quy định về giáo dục người khuyết tật như sau:
“Điều 27. Giáo dục đối với người khuyết tật
1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
3. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người khuyết tật được hỗ trợ, tạo điều kiện để được học tập, được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn giảm một số môn học hoặc hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết…
Phương thức giáo dục cho người khuyết tật?
Căn cứ tại Điều 28 Luật Người khuyết tật 2010, quy định về các phương thức giáo dục người khuyết tật như sau:
“Điều 28. Phương thức giáo dục người khuyết tật
1. Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.
2. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.
Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
3. Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.
Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.”
Như vậy, tùy thuộc vào mức độ khuyết tật mà người khuyết tật, cha, mẹ, hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật.
Trách nhiệm của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập với người khuyết tật
Căn cứ tại Điều 31 Luật Người khuyết tật 2010, quy định về trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như sau:
– Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.
– Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ sau đây:
+ Phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
+ Thực hiện biện pháp can thiệp sớm người khuyết tật tại cộng đồng để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
+ Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
+ Hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng;
+ Cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật.
– Việc thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải bảo đảm điều kiện sau đây:
+ Có cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật;
+ Có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật;
+ Có nội dung chương trình giáo dục, bồi dưỡng và tài liệu tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập quy định tại khoản 3 Điều này.
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Giáo dục người khuyết tật được quy định như thế nào? Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Hotline: 0906.719.947,
Email: lienhe.luatvn@gmail.com
- [Ninh Bình – NINH BÌNH] Thủ tục ly hôn ĐƠN PHƯƠNG tranh chấp quyền nuôi con nhanh 2024
- Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên tại Huyện Phù Yên.
- [2023] Ly Hôn Trọn Gói Tốt Nhất Tại Dĩ An, Bình Dương.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) Không có con chung trọn gói tại Phú Thái, Kim Thành, Hải Dương
- [QUẬN BA ĐÌNH] – Thủ tục ly hôn CÓ YẾU TÔ NƯỚC NGOÀI tranh chấp khoản nợ trọn gói 2024