Phóng viên thường trú là gì? Quy định pháp luật về phóng viên thường trú hiện nay như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phóng viên thường trú là gì?
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định 88/2012/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam:
– Phóng viên nước ngoài là phóng viên, biên tập viên làm việc cho báo chí nước ngoài.
– Phóng viên nước ngoài thường trú là phóng viên nước ngoài được báo chí nước ngoài cử làm việc tại Văn phòng thường trú theo chế độ phóng viên thường trú tại Việt Nam, sau đây gọi là phóng viên thường trú.
Thủ tục cử phóng viên thường trú
– Cơ quan báo chí nước ngoài có đề nghị cử phóng viên thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Hồ sơ đề nghị cử phóng viên thường trú bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cử phóng viên thường trú của người đứng đầu cơ quan báo chí nước ngoài hoặc người được người đứng đầu cơ quan báo chí nước ngoài ủy quyền theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
+ Thông tin cá nhân của người được cử làm phóng viên thường trú.
+ Bản chụp hộ chiếu của người được cử làm phóng viên thường trú.
+ Nếu người được cử làm phóng viên thường trú là vợ hoặc chồng của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài và được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện nước ngoài phải có văn bản cam kết từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ từ thời điểm được chấp thuận làm phóng viên thường trú.
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải có văn bản thông báo ý kiến chấp thuận hoặc không chấp thuận phóng viên nước ngoài được báo chí nước ngoài cử làm phóng viên thường trú.
– Trường hợp cần có thị thực, phóng viên nước ngoài đến cơ quan đại điện Việt Nam ở nước ngoài để hoàn tất thủ tục xin cấp thị thực nhập cảnh sau khi được Bộ Ngoại giao chấp thuận làm phóng viên thường trú tại Việt Nam.
Phóng viên thường trú có được kiêm nhiệm cho Văn phòng thường trú của một cơ quan báo chí nước ngoài khác tại Việt Nam không?
– Phóng viên thường trú được phép kiêm nhiệm là phóng viên thường trú cho Văn phòng thường trú của một cơ quan báo chí nước ngoài khác tại Việt Nam. Báo chí nước ngoài được phép cử phóng viên thường trú của mình ở một nước khác kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú tại Việt Nam.
– Các quy định đối với phóng viên thường trú kiêm nhiệm được thực hiện như các quy định đối với phóng viên thường trú. Trường hợp phóng viên thường trú được đề nghị kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú cho Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài khác, cần có thư chấp thuận của cơ quan báo chí của phóng viên thường trú.
Thủ tục cấp thẻ phóng viên nước ngoài cho phóng viên thường trú
– Phóng viên thường trú được Bộ Ngoại giao cấp Thẻ phóng viên nước ngoài, có giá trị không quá 12 tháng, phù hợp với thời hạn thị thực xuất nhập cảnh của phóng viên. Phóng viên thường trú có đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
+ Bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.
+ 02 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của phóng viên thường trú.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Ngoại giao hoàn thành việc cấp Thẻ phóng viên nước ngoài. Trong trường hợp từ chối cấp Thẻ phóng viên nước ngoài, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho phóng viên nước ngoài.
– Khi hoạt động Thông tin, báo chí tại Việt Nam, phóng viên thường trú phải mang theo Thẻ phóng viên nước ngoài, hộ chiếu và xuất trình cho các cơ quan chức năng của Việt Nam khi được yêu cầu.
– Khi phóng viên thường trú chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, Văn phòng thường trú phải thông báo cho Bộ Ngoại giao bằng văn bản ít nhất 15 ngày làm việc trước khi phóng viên chấm dứt hoạt động và phải nộp lại Thẻ phóng viên nước ngoài cho Bộ Ngoại giao trước khi phóng viên xuất cảnh Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Phóng viên thường trú là gì? Quy định pháp luật về phóng viên thường trú Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
- Thủ tục trọn gói ly hôn Thuận tình phân chia nợ chung trọn gói tại Liêm Thuỷ, Na Rì, Bắc Kạn
- Luật sư ly hôn Đơn phương trọn gói tại Thường Thới Hậu A, Hồng Ngự, Đồng Tháp
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Trung Hiếu, Vũng Liêm, Vĩnh Long. Chia sẻ đơn giản, tòa nhận đơn, viết vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, đơn giản 40,000 đồng.
- Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài thoả thuận quyền nuôi con nhanh chóng tại Đạ Lây, Đạ Tẻh, Lâm Đồng
- Trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) nhanh chóng tại Trường Thịnh, Ứng Hòa, Hà Nội