Quy định về thành lập văn phòng luật sư năm 2022.

Quy định về thành lập văn phòng luật sư năm 2022

Điều kiện thành lập văn phòng luật sư

Văn phòng luật sư là gì?

Theo Điều 33 – Luật luật sư 2015 (03/VBHN-VPQH), Văn phòng luật sư là tổ chức hành nghề luật sư, và được thành lập theo trình tự thủ tục và điều kiện thành lập theo quy định tại Điều 32 của luật này. Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Quy định về điều kiện thành lập văn phòng luật sư

Căn cứ theo Điều 32 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung 2012) thì điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

– Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung 2012);

– Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

– Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

– Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung 2012).

Hồ sơ cần có để mở văn phòng luật sư

  • Giấy đề nghị đăng ký hoạt động
  • Chứng chỉ hành nghề Luật sư Bản sao, thẻ Luật sư bản sao của Luật sư thành lập Văn phòng Luật sư
  • Dự thảo Điều lệ công ty
  • Lý lịch tư pháp luật sư
  • Giấy tờ chứng minh về trụ sở của văn phòng Luật sư.
  • Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người thực hiện thủ tục không phải là Trưởng Văn phòng.

Thủ tục mở văn phòng luật sư

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bạn nộp hồ sơ đến Sở Tư Pháp nơi văn phòng luật sư đặt trụ sở

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp sẽ cấp Giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, Văn phòng luật sư được phép hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản thông báo bắt đầu hoạt động;
  • Bản sao Giấy đăng ký hoạt động;

Trong 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng luật sư phải thực hiện công bố nội dung đăng ký hoạt động.

Hồ sơ gồm:

  • Văn bản thông báo bắt đầu hoạt động;
  • Bản sao Giấy đăng ký hoạt động;

Để công bố nội dung đăng ký hoạt động văn phòng luật sư thực hiện như sau: Đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về thành lập văn phòng luật sư.  Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 0906.719.947,

Email: lienhe.luatvn@gmail.com

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *