Quyền đòi lại tài sản là gì? Khi nào được phép đòi lại tài sản?.

Quyền đòi lại tài sản là gì? Khi nào được phép đòi lại tài sản?

quyen-doi-lai-tai-san

Khái niệm quyền đòi lại tài sản là gì?

Quyền đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu cơ quan Tòa án có thẩm quyền buộc các chủ thể là người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 166 Bộ luật dân sự năm 2015; chủ sở hữu đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản; người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên; trong một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu sẽ không thể đòi lại tài sản của mình.

Khi nào chủ sở hữu được quyền đòi lại tài sản

Quyền chiếm hữu tài sản là một trong những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu tài sản. Việc chiếm hữu tài sản phát sinh khi có căn cứ pháp luật. Hoặc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Chủ sở hữu; người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu; hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó.

Chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản trong trường hợp thỏa mãn các điều kiện sau:

Đối với chủ thể có quyền yêu cầu

Người đòi lại tài sản là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản đó. Ví dụ: người thuê tài sản, người nhận gửi giữ tài sản, người nhận cầm cố. Đồng thời, tài sản bị chủ thể khác chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Việc chiếm hữu như vậy là hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Cũng cơ sở để chủ sở hữu khởi kiện.

Những người này khi yêu cầu phải chứng minh được quyền chiếm hữu hợp pháp của mình đối với tài sản.

Đối với người chiếm hữu tài sản

Phải là người đang chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản. Đây là điều kiện này rất quan trọng. Bở lẽ, trong một số trường hợp người chiếm hữu đã trở thành chủ sở hữu của tài sản. Nguyên nhân là do được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Hoặc do đã hết thời hiệu hưởng quyền dân sự trong trường hợp nhặt được tài sản đánh rơi, phát hiện gia súc, gia cầm thất lạc theo quy định pháp luật hiện hành.

Đối với tài sản

  • Tài sản phải bị chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Đồng thời, nó phải tồn tại tại thời điểm chủ sở hữu thực hiện quyền đòi lại tài sản của mình.

Nếu tài sản không còn tồn tại do đã bị mất hoặc bị tiêu hủy thì chỉ có thể áp dụng phương thức kiện đòi bồi thường thiệt hại.

  • Không thuộc các trường hợp pháp luật quy định không phải trả lại tài sản theo quy định pháp luật.

Các điều kiện kiện đòi lại tài sản:

Điều 166, 167, 168 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã quy định trong việc kiện đòi lại tài sản thì chủ sở hữu được lấy lại tài sản khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

– Tài sản rời khỏi chủ sở hữu hay rời khỏi người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ hoặc theo ý chí của họ như người thứ ba có vật thông qua giao dịch không đền bù.

– Các chủ thể là đối tương thực tế đang chiếm giữ tài sản là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình.

– Tài sản hiện đang còn trong tay người chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản đó.

– Tài sản không còn là bất động sản hoặc động sản in phải đăng ký quyền trường hợp khác do pháp luật Việt Nam quy định.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về  Quyền đòi lại tài sản là gì? Khi nào được phép đòi lại tài sản?. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi  Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các luật sư chuyên môn khác.

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *