Vi phạm về tạm xuất tái nhập hàng hóa
Hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được quản lý chặt chẽ để ổn định trật tự xã hội, tránh ảnh hưởng lợi ích chính đáng của chủ thể liên quan. Vậy hành vi vi phạm sẽ xử lý như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vi phạm về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa.
Mức xử phạt
Hành vi vi phạm về tạm xuất tái nhập hàng hóa có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, được quy định tại Điều 40 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020.
“Điều 40. Hành vi vi phạm về tạm xuất tái nhập hàng hóa
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tẩy xóa, sửa chữa, sửa đổi, bổ sung, thay đổi nội dung giấy phép tạm xuất tái nhập hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép giấy phép tạm xuất tái nhập hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm xuất tái nhập những mặt hàng quy định phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà không có giấy phép theo quy định.
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm xuất tái nhập hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh ,tạm ngừng kinh doanh.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”
Khái niệm
Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của luật Quản lý ngoại thương.
Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
Thêm vào đó, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu cần được cho phép bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền, tùy theo từng thời kỳ, thời điểm, tình hình cụ thể mà ra quyết định tạm ngừng mặt hàng nào.
Ví dụ: Quyết định số 4127/QĐ-BNN-BVTV ngày 11/10/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Cục Bảo vệ thực vật về tạm ngừng nhập khẩu bông từ Ghana.
Quyết định số 191/QĐ-BNN-BVTV ngày 19/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Cục Bảo vệ thực vật về tạm ngừng nhập khẩu hàng có mọt lạc từ Indonesia.
Tạm xuất, tái nhập hàng hóa
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018, thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để sản xuất, thi công, cho thuê, cho mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo các quy định sau:
– Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
– Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định nêu trên, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
– Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa.
Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Vi phạm về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại Khoản 7 Điều 40 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020.
+ Buộc tái xuất hàng hóa tại cửa khẩu nhập đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và 4 phần mức xử phạt nêu trên.
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 phần mức xử phạt nêu trên.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ vào Điều 4,5 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020, áp dụng nguyên tắc sau đây khi xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ nhất, về hình thức xử phạt
Có 02 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thứ hai, về mức phạt tiền
+ Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
+ Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.
Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Do mức phạt trên 500.000 đồng sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 57, 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020. Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự:
Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.
Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ vào Điều 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là:
Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
– Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo;.
Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng.
– Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 100.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
-Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt 10.000.000 đồng.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 100.000.000 đồng.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ công an nhân dân có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 5.000.000 đồng.
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 20.000.000 đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 100.000.000 đồng.
– Cục trưởng các cục có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
– Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng.
– Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 100.000.000 đồng.
– Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
– Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
– Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam
– Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng.
– Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên
– Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
– Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 1.000.000 đồng.
– Chánh Thanh tra sở, Chi cục trưởng các cục, Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 100.000.000 đồng
– Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng và Cục trưởng các Cục và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với cá nhân và 140.000.000 đồng đến 280.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn xử phạt Vi phạm về tạm xuất tái nhập hàng hóa
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
- [MỎ CÀY NAM] – Dịch vụ trọn gói ly hôn THUẬN TÌNH trọn gói 2024
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Phường 02, Quận Phú Nhuận, TP.HCM. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 30,000 đồng.
- Trọn gói ly hôn với người nước ngoài thoả thuận quyền nuôi con nhanh chóng tại Phường Tân Thành, Cà Mau, Cà Mau
- Thủ tục ly hôn với người nước ngoài thoả thuận quyền nuôi con nhanh tại Nghĩa Đạo, Thuận Thành, Bắc Ninh
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đơn phương tranh chấp nợ chung nhanh tại Hoàng Lâu, Tam Dương, Vĩnh Phúc